Tác dụng tuyệt vời của quả gấc có tác dụng gì ? tác dụng tuyệt vời từ quả gấc

Trái gấc cũng đã được chứng minh có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Ngoài công dụng làm xôi, tạo màu cho món ăn,... trái gấc còn có công dụng gì nữa và trái gấc ăn sống được không?


Trái gấc ăn sống được không? Trái gấc có tác dụng gì? là những thắc mắc của nhiều người mặc dù trái gấc là một loại quả vô cùng quen thuộc với người Việt Nam, nhưng hầu hết mọi người chỉ biết trái gấc có thể dùng để nấu xôi, làm dầu gấc,.... Cũng chính vì vậy mà mọi người hãy theo dõi bài viết sau để hiểu hơn về loại trái cây dân dã này nhé.

Bạn đang xem: Quả gấc có tác dụng gì

Trái gấc là gì?

Trái gấc là một loại quả có gai màu cam được trồng trên khắp nước ta, chúng được thu hoạch hai lần mỗi năm (vào tháng 12 và tháng 1). Trái gấc được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam trong những dịp đặc biệt và được xem là một loại thuốc thảo dược trong Đông y.

*
Trái gấc là một loại trái cây quen thuộc

Cây gấc thuộc thân thảo dây leo, lá gấc nhẵn và có hình chân vịt. Hoa gấc khi nở rộ sẽ có màu vàng nhạt. Trái gấc có dạng tròn dài, có nhiều gai nhỏ ở bên ngoài và chuyển dần từ màu xanh sang màu đỏ hoặc cam khi chín. Phần bên trong sẽ là thịt quả, cùi, hạt gấc dẹt và có nhiều khía.

Trái gấc ăn sống được không?

Trái gấc được sử dụng nhiều nhất khi vừa chín và còn tươi. Chúng ta thường dùng phần thịt quả để nấu xôi hoặc phần cùi để tạo màu đỏ,... Vậy nên có người thắc mắc rằng trái gấc có thể ăn sống được không? Phần nào của trái gấc có thể ăn sống được? Thì câu trả lời là trái gấc ăn sống được nhưng khả năng cao dễ bị ngộ độc hoặc đầy bụng, khó tiêu nên hầu như đều sẽ được chế biến trước khi ăn.

*
Trái gấc ăn sống được không? Câu trả lời là có nhưng dễ bị ngộ độc

Công dụng của trái gấc là gì?

Trái gấc ngoài tác dụng đồ xôi, tạo màu đỏ cho món ăn,... thì nó còn được các công ty dược phẩm lớn của Mỹ coi là loại quả của trời cho và là thần dược cho sức khỏe. Một vài công dụng nổi bật của trái gấc mà chúng ta nên biết như sau:

Hỗ trợ điều trị tình trạng thiếu máu: Trong trái gấc có nhiều chất sắt cũng như vitamin C và axit folic hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu.Hỗ trợ tăng cường thị lực: Hàm lượng beta-caroten có trong trái gấc cao gấp 15 lần so với trong cà rốt, vì vậy lượng vitamin A mà trái gấc cung cấp cho cơ thể cũng cao hơn. Nhờ đó thị lực cũng được cải thiện và nâng cao.
*
Hàm lượng beta-caroten có trong trái gấc cao gấp 15 lần so với trong cà rốt
Giảm lượng cholesterol: Các chất chống oxy hóa cực mạnh trong trái gấc giúp ngăn ngừa sự hình thành oxy hóa LDL, giảm lượng cholesterol trong máu nhằm hạn chế các chứng bệnh tim mạch như đột quỵ, xơ vữa động mạch, thiếu máu lên não,...Chống lão hóa: Vitamin, carotenoid và các chất béo không bão hòa,... kích thích các tế bào xây dựng lại cấu trúc collagen dưới da và ngăn ngừa hình thành nếp nhăn, giảm căng thẳng,...

Các món ăn quen thuộc từ trái gấc

Trong lĩnh vực ẩm thực, người Việt Nam chúng ta đã tạo ra rất nhiều món ăn từ gấc:

Xôi gấc: Đây là món ăn quen thuộc với mọi nhà vào những dịp lễ tết, những dịp quan trọng. Đĩa xôi gấc thơm mùi gạo nếp và mùi gấc thoang thoảng.Mứt dừa gấc: Món mứt dừa gấc này rất phù hợp khi thưởng thức cùng tách trà nóng.Gà nấu gấc: Món này nghe có vẻ lạ tai nhưng cách nấu giống như nấu lagu gà và gấc được thêm vào nhằm gia tăng hương vị và tạo màu đỏ tươi bắt mắt cho món ăn.
*
Xôi gấc - món ăn quen thuộc của mọi nhà

Các lưu ý tránh ngộ độc khi ăn trái gấc

Trong gấc rất giàu beta-caroten (tiền vitamin A) - một loại vitamin tan trong chất béo và không thể đào thải ra khỏi cơ thể dưới dạng vitamin tan trong nước nếu sử dụng quá nhiều và bị dư thừa beta-caroten. Vì vậy không nên lạm dụng ăn quá nhiều gấc hoặc dầu gấc, lượng beta-caroten dư thừa sẽ tích tụ trong gan, lâu dài sẽ gây ngộ độc.

Mặc dù dầu gấc được chiết xuất trực tiếp từ thịt gấc và giữ được nhiều chất dinh dưỡng tuy nhiên đối với người lớn dầu gấc chỉ nên uống 1 - 2ml mỗi ngày, chia 2 lần trước bữa ăn, không nên uống dầu gấc thường xuyên. Khi uống dầu gấc, tránh ăn các loại rau củ chứa nhiều beta-caroten như bí đỏ, cà rốt, đu đủ trong cùng một ngày hoặc trong thời gian dài để tránh bị vàng da.

Trái gấc không chỉ là một loại trái cây thông thường, nó còn là một vị thuốc quý. Vậy nên, hy vọng qua bài viết này sẽ phần nào giải đáp thắc mắc liệu trái gấc ăn sống được không cũng như các lưu ý khi ăn gấc tránh các ảnh hưởng không mong muốn sau này.

Gấc còn có tên gọi khác là mộc thiết... vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc. Trong y học cổ truyền Việt Nam hạt gấc được coi là một dược liệu có thể thay thế cho mật gấu để điều trị các trường hợp chấn thương, sưng đau, bệnh quai bị... Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ quả gấc mời bà con tham khảo.


Quả gấc sau khi chín và thu hoạch, dùng phần thịt cùi nấu xôi và lấy phần hạt đem phơi khô là thuốc.

Chữa chai chân: Nhân hạt gấc (giữ cả màng hạt) đem giã nát, thêm một ít rượu trắng 35-40 độ, bọc trong một cái túi polyethylen, dán kín miệng túi, đục một lỗ nhỏ rộng gần bằng chỗ chai chân, buộc vào nơi tổn thương, 2 ngày thay thuốc một lần.

Xem thêm: Mua đầm bầu đẹp ở đâu - top 10 shop đầm bầu nổi tiếng nhất ở tphcm

Chữa trĩ, lòi dom:Hạt gấcgiã nát, thêm một ít giấm thanh, đắp vào hậu môn, cố định bằng vải gạc và băng dính. Để qua đêm. Sau mỗi đêm lại thay thuốc một lần.

Chữa răng lợi sưng đau chảy máu: Hạt gấc nướng chín, giã nhỏ hòa nước ngậm khoảng 30 phút rồi nhổ đi.

Chữa sang chấn đụng giập trong những trường hợp bị ngã, bị thương, tụ máu:Dùng hạt gấc đốt vỏ ngoài cháy thành than (nhân bên trong chỉ vàng, chưa cháy), cho vào cối giã nhỏ, cứ khoảng 30-40 hạt thì cho 400-500 ml rượu vào ngâm để dự trữ dùng dần. Dùng rượu ngâm hạt gấc bôi vào chỗ sang chấn, có tác dụng tốt gần như mật gấu.

Chữa khô mắt, mờ mắt:Mỗi khi mắt bị khô, mờ hoặc muốn bổ sung vitamin A để làm sáng mắt, sạm da, bạn có thể sử dụng dầu gấc trộn vào thức ăn đã nấu chín hoặc uống, mỗi ngày khoảng 10g (2 muỗng cà phê) tương đương 700 microgram vitamin A. Nếu là dầu gấc nguyên chất ép từ màng gấc đã phơi, sấy khô thì liều dùng cho trẻ em hàng ngày chỉ cần 8 giọt.

Chữa quai bị:Khi trẻ nhỏ bị quai bị, bạn có thể sử dụng 3 - 4 hạt gấc. Sau đó đốt thành than cùng quai bị cói hoặc chiếu rách 5g đốt thành than. Cứ thế, trộn đều 2 thứ trên với nhau rồi hòa với dầu vừng bôi vào chỗ viêm sưng chỉ vài hôm là khỏi.


*

Chữa sưng đau: Khi bị sưng đau, để giảm bớt tình trạng này, bạn nên dùng 2-3 hạt gấc đem mài nhỏ. Sau đó, cho hạt gấc vào giấm hay rượu bôi nhiều lần vào chỗ sưng đau.

Hoặc bạn có thể làm cách khác bằng cách sử dụng 3 - 4 hạt gấc đốt thành than, trộn đều với dầu vừng hoặc giấm thanh hay rượu. Sau đó bôi đều lên chỗ sưng ngày 3 - 4 lần sẽ có tác dụng giảm đau, tiêu sưng rất tốt.

Chữa sốt rét có báng: Hạt gấc và vảy tê tê, hai vị bằng nhau, sấy khô tán bột. Mỗi lần dùng 2g hòa với rượu ấm uống lúc đói.

Chữa sưng vú: Hạt gấc bỏ vỏ, sao vàng, tán bột mịn, uống mỗi ngày nửa thìa cà phê sau bữa ăn, ngày uống 2 lần, cần uống 5 ngày liền, bên ngoài dùng nhân hạt gấc mài với giấm hoặc ngâm rượu bôi vào chỗ đau, ngày 3-4 lần. 6.

Hoặc: Nhân hạt gấc, giã nát, hòa với rượu đắp vào nơi tổn thương sưng vú, cố định bằng gạc và băng dính, đắp liên tục, ngày thay thuốc một lần.

Làm đẹp da mặt: Rửa sạch mặt, cho một chút dầu gấc (khoảng 5ml) ra tay sau đó thoa đều lên mặt và xoa đều nhẹ nhàng từ 15 - 20 phút cho thấm đều vào da. Tránh các vùng mắt và miệng. Đợi khoảng 30 phút, sau đó rửa lại mặt với nước ấm.

Trị mụn trứng cá, giúp da sáng mịn: Cùi quả gấc chín lượng vừa đủ, dằm nhuyễn, thêm vài giọt nước cốt chanh. Rửa sạch mặt, bôi hỗn hợp đó lên mặt, để khoảng 30 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Tác dụng dưỡng da, trị mụn trứng cá rất tốt./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.