CHƯƠNG I: TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ ĐẠI, CHƯƠNG I: TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

Thời Xuân Thu-Chiến Quốc là một trong những giai đoạn loạn lạc nhất của Trung Quốc. Các quốc gia gây chiến với nhau liên miên hàng trăm năm.

Bạn đang xem: Triết học trung hoa cổ đại


Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn triết học Trung Quốc phát triển rực rỡ, huy hoàng, được người đời sau xưng tụng là “bách gia tranh minh” (nhà nhà đua nhau cất tiếng) với sự xuất hiện của những triết gia lớn, như: Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Hàn Phi Tử, Dương Tử... Những tư tưởng, học thuyết của các triết gia trên đã hình thành nên một nền triết học độc đáo, có tầm ảnh hưởng sâu rộng, tác động lớn lao đến toàn bộ đời sống chính trị-kinh tế-xã hội Trung Quốc từ cổ đại cho đến ngày nay.

Do những hoàn cảnh, điều kiện về địa lý, lịch sử, học thuyết, tư tưởng của các triết gia cổ đại Trung Quốc cũng xuất hiện sớm ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc tiếp cận, tìm hiểu triết học cổ đại Trung Quốc đối với bạn đọc Việt Nam ở thời điểm hiện tại lại không dễ dàng, thậm chí còn khó khăn bởi sự đứt gãy về ngôn ngữ, văn hóa do sự chuyển đổi hệ hình chữ viết từ chữ Hán sang chữ Quốc ngữ trong thế kỷ 20. Để khắc phục tình trạng trên, nhiều học giả đã dày công dịch và công bố những nghiên cứu về các tác phẩm triết học Trung Quốc cổ đại bằng chữ Quốc ngữ. Trong số các công trình ấy, không thể không kể đến bộ "Bách gia tranh minh" của học giả Nguyễn Hiến Lê (1912-1984). "Bách gia tranh minh" do Nhà xuất bản Hồng Đức xuất bản năm 2021, là tuyển tập 8 bộ sách bàn về 9 nhà triết học Trung Quốc cổ đại nổi tiếng của ông được viết trong nhiều năm khi còn tại thế, gồm: “Khổng Tử”, “Lão Tử”, “Trang Tử”, “Hàn Phi Tử”, “Liệt Tử và Dương Tử”, “Mặc Tử”, “Mạnh Tử”, “Tuân Tử”.

*
*
*
*
Ra mắt bộ sách “Bách gia tranh minh” của học giả Nguyễn Hiến Lê.Ảnh: MINH THU 

Trong bộ sách gần 2.000 trang, học giả Nguyễn Hiến Lê như một “hướng dẫn viên” tài năng, nhiệt tình, tận tâm dẫn dắt bạn đọc “tham quan” khu rừng triết học Trung Quốc cổ điển muôn màu muôn sắc một cách thuận lợi, nắm bắt được những điểm cốt lõi, chính yếu nhất trong hệ thống tư tưởng trừu tượng, phức tạp của các triết gia, tránh lạc lối, sa vào những tiểu tiết. Theo đó, chúng ta bắt gặp các khái niệm “đức trị”, “chính danh”, “quân tử”, “tiểu nhân”... của Khổng Tử; triết lý “vô vi” của Lão Tử; tư tưởng “kiêm ái”, “phi công” của Mặc Tử; cái thú “tiêu dao du” của Trang Tử; phép “trị quốc” của Hàn Phi Tử; quan niệm “tính ác” của Tuân Tử, chủ trương “vị ngã” của Dương Tử...

Các tư tưởng, học thuyết kể trên được học giả Nguyễn Hiến Lê trình bày bằng tất cả sự nghiêm cẩn trong khoa học của một nhà nghiên cứu hàng đầu. Với các trước tác như: “Nam hoa kinh”, “Đạo đức kinh”, “Xung hư chân kinh”... ông nêu rõ nguồn gốc nhằm tránh vấn đề ngụy thư, điều vốn thường xảy ra trong nghiên cứu thư tịch cổ; tiến hành so sánh, đối chiếu cẩn thận các bản dịch của các dịch giả với bản dịch của chính mình, nêu rõ ưu, nhược điểm của từng bản dịch. Trước khi nêu chủ kiến về các tư tưởng, học thuyết của các triết gia, ông tham khảo, nhận xét, đánh giá nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước một cách tường tận, khách quan.

Có thể nói, bằng sự công phu, kỹ lưỡng, bài bản và văn phong giản dị, mạch lạc mà sâu sắc, bộ "Bách gia tranh minh" của học giả Nguyễn Hiến Lê giúp bạn đọc có cái nhìn vừa khái quát, vừa cụ thể, vừa đồng đại, vừa lịch đại về triết học cổ đại Trung Quốc, thấy được ở trong đó quy luật vận động của trời đất, nguyên tắc xử thế của con người, phương pháp “tu tâm”, “rèn thân”, “dưỡng tính”. Với ý nghĩa ấy, "Bách gia tranh minh" không đơn thuần chỉ là một bộ sách, mà đó còn là chìa khóa giúp con người tìm thấy sự an nhiên trong nhịp sống hiện đại gấp gáp ngày nay.

Bên cạnh những suy tư sâu sắc về các vấn đề xã hội, nền triết học Trung Hoa thời cổ còn cống hiến cho lịch sử triết học thế giới những tư tưởng sâu sắc về sự biến dịch của vũ trụ.

*

1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Trung Hoa cổ, trung đại.

1.1. Hoàn cảnh ra đời của triết học Trung Hoa cổ, trung đại :

Trung Hoa cổ đại là một quốc gia rộng lớn, có lịch sử lâu đời từ cuối thiên niên kỷ III TCN kéo dài tới tận thế kỷ 3 TCN với sự kiện Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa mở đầu cho thời kỳ phong kiến. Trong hơn 2000 năm lịch sử ấy, lịch sử Trung Hoa được phân chia làm 2 thời kỳ lớn: Thời kỳ từ thế kỷ 9 TCN trở về trước và thời kỳ từ thế kỷ 8 TCN đến cuối thế kỷ 3 TCN.

1.1.1. Thời kỳ thứ nhất:

Có các triều đại nhà Hạ, nhà Thương và nhà Tây Chu. Theo các văn bản cổ, nhà Hạ ra đời vào khoảng thế kỷ 21 TCN, đánh dấu sự mở dầu cho chế độ chiếm hữu nô lệ ở Trung Hoa. Khoảng nửa đầu thế kỷ 17 TCN, người đứng đầu bộ tộc Thương là Thành Thang đã lật đổ nhà Hạ, lập ra nhà Thương, đóng đô ở đất Bạc( Hà Nam hiện nay). Đến thế kỷ 16 TCN, Bàn Canh rời đô về đất Ân nên nhà Thương còn gọi là nhà Ân. Vào khoảng thế kỷ 11 TCN, Chu Vũ Vương đã giết vua Trụ nhà Ân lập ra nhà Chu ( giai đoạn đầu là Tây Chu), đưa chế độ nô lệ ở Trung Hoa lên đỉnh cao. Nhà Chu đã thực hiện quốc hữu hóa về tư liệu sản xuất (gồm ruộng đất và sức lao động) rất nghiêm ngặt, tất cả đều thuộc quyền quản lý của vua nhà Chu . Đồng thời, thành lập những đô thị lớn tạo nên sự đối lập rất lớn giữa thành thị và nông thôn.

Trong thời kỳ này, thế giới quan thần thoại, tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm thần bí thống trị trong đời sống tinh thần. Những tư tưởng triết học đã xuất hiện, nhưng chưa đạt tới mức là một hệ thống. Nó đã gắn chặt thần quyền với thế quyền, lý giải sự liên hệ mật thiết giữa đời sống chính trị – xã hội với lĩnh vực đạo đức luân lý. Lúc này cũng đã xuất hiện những quan niệm có tính chất duy vật mộc mạc, những tư tưởng vô thần tiến bộ.

Về khoa học, họ đã phát minh ra chữ viết và dựa vào sự quan sát vận hành của mặt trăng, các vì sao, tính chất chu kỳ của nước sông và quy luật sinh trưởng của cây trồng mà họ đã biết làm ra lịch (Âm lịch)

1.1.2. Thời kỳ thứ hai: là thời kỳ Đông Ch

u (còn gọi là thời kỳ Xuân Thu – Chiến quốc), thời kỳ chuyển biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến. Sự phát triển của sức sản xuất đã tác động mạnh mẽ đến hình thức sở hữu ruộng đất và kết cấu giai tầng của xã hội. Nếu dưới thời Tây Chu, đất đai thuộc sở hữu của nhà vua thì nay thuộc về tầng lớp địa chủ mới lên và chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất hình thành.Từ đó, sự phân hóa sang hèn dựa trên cơ sở tài sản xuất hiện. Xã hội lâm vào cảnh loạn lạc, rối ren và chiến tranh xảy ra liên miên. Đây chính là điều kiện lịch sử đòi hỏi giải thể chế độ nô lệ thị tộc nhà Chu, hình thành chế độ phong kiến; đòi hỏi giải thể nhà nước của chế độ gia trưởng, xây dựng nhà nước phong kiến nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho xã hội phát triển.

Sự phát triển sôi động của xã hội đã đặt ra và làm xuất hiện những tụ điểm, những trung tâm của những “kẻ sĩ” luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra những mẫu hình của một xã hội trong tương lai. Lịch sử gọi đây là thời kỳ “Bách gia chư tử” (trăm nhà trăm thầy), “Bách gia tranh minh” (trăm nhà đua tiếng). Chính trong quá trình ấy đã sản sinh ra những nhà tư tưởng lớn và hình thành nên các trường phái triết học khá hoàn chỉnh. Đặc điểm của các trường phái này là lấy con người và xã hội làm trung tâm của sự nghiên cứu, có xu hướng chung là giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị – đạo đức của xã hội. Theo Lưu Hâm (đời Tây Hán), Trung Hoa thời kỳ này có chín trường phái triết học chính (gọi là Cửu lưu hay Cửu gia) là: Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Âm dương gia, Danh gia, Pháp gia, Nông gia, Tung hoành gia, Tạp gia. Trừ Phật giáo được du nhập từ ấn Độ sau này, các trường phái triết học được hình thành vào thời kỳ này được bổ sung và hoàn thiện qua nhiều giai đoạn lịch sử và tồn tại cho tới thời kỳ cận đại.

1.2. Đặc điểm của triết học Trung Hoa cổ, trung đại

Thứ nhất, triết học Trung Hoa cổ, trung đại luôn nhấn mạnh tinh thần nhân văn, chú trong đến các tư tưởng triết học liên quan đến con người, còn triết học tự nhiên có phần mờ nhạt.

Thứ hai, triết học Trung Hoa cổ, trung đại chú trọng đến lĩnh vực chính trị -đạo đức của xã hội, coi việc thực hành đạo đức là hoạt động thực tiễn căn bản nhất của một đời người. Có thể nói, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự kém phát triển về nhận thức luận và sự lạc hậu về khoa học thực chứng của Trung Hoa.

Thứ ba, triết học Trung Hoa cổ, trung đại nhấn mạnh sự thống nhất hài hòa giữa tự nhiên và xã hội, phản đối sự “thái quá” hay”bất cập”.

Thứ tư, đặc điểm nổi bật của phương thức tư duy của triết học Trung Hoa cổ, trung đại là nhận thức trực giác, coi trọng tác dụng của cái “Tâm”, coi đó là gốc rễ của nhận thức.

2. Một số học thuyết tiêu biểu của triết học Trung Hoa cổ, trung đại

2.1. Thuyết Âm – Dương, Ngũ hành

Ở Trung Hoa, những quan niệm triết lý về “âm – dương”, “ngũ hành” đã được lưu truyền từ rất sớm. Tới thời Xuân thu – Chiến quốc, những tư tưởng về Âm dương – Ngũ hành đã đạt tới mức là một hệ thống các quan niệm về bản nguyên và tính biến dịch của thế giới.

a. Tư tưởng triết học về Âm- Dương

Triết học Âm – Dương có thiên hướng suy tư về nguyên lý vận hành đầu tiên và phổ biến của vạn vật; đó là sự tương tác của hai thế lực đối lập nhau là Âm và Dương.

“Âm” là một phạm trù rất rộng, phản ánh khái quát những thuộc tính phổ biến của vạn vật như: nhu, thuận, tối, ẩm, phía dưới, phía phải, số chẵn (2,4,6…). “Dương” là phạm trù đối lập với “Âm”, phản ánh khái quát những tính chất phổ biến của vạn vật như: cương, cường, sáng, khô, phía trên, phía trái, số lẻ (1,3,5…). Nhưng hai thế lực Âm – Dương không tồn tại biệt lập mà là thống nhất với nhau, chế ước lẫn nhau theo ba nguyên lý căn bản.

+ Âm – Dương thống nhất trong Thái cực (Thái cực được coi là nguyên lý của sự thống nhất của hai mặt đối lập là âm và dương). Nguyên lý này nói lên tính toàn vẹn, chỉnh thể, cân bằng của cái đa và cái duy nhất. Chính nó bao hàm tư tưởng về sự thống nhất giữa cái bất biến và cái biến đổi.

+ Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Nguyên lý này nói lên khả năng biến đổi Âm – Dương đã bao hàm trong mỗi mặt đối lập của Thái cực.

Hai nguyên lý này thường được các học giả phái Âm – Dương khái quát bằng vòng tròn khép kín (tượng trưng cho Thái cực, trong đó được chia thành hai nửa (đen trắng) và trong nửa này đã bao hàm nhân tố của nửa kia (trong phần đen có nhân tố của phần trắng và ngược lại), biểu hiện cho nguyên lý trong Dương có Âm và trong Âm có Dương.

+ Sự khái quát đồ hình Thái cực Âm – Dương còn bao hàm nguyên lý: Dương tiến đến đâu thì Âm lùi đến đó và ngược lại; đồng thời “Âm thịnh thì Dương khởi”, “Dương cực thì Âm sinh”.

Để giải thích sự biến dịch từ cái duy nhất thành cái nhiều, đa dạng, phong phú của vạn vật, phái Âm – Dương đã đưa ra lôgíc tất định: Thái cực sinh Lưỡng nghi (Âm – Dương); Lưỡng nghi sinh Tứ tượng (Thái Dương – Thiếu Âm – Thiếu Dương – Thái Âm) và Tứ tượng sinh Bát quái ( Càn – Khảm – Cấn – Chấn – Tốn – Ly – Khôn – Đoài); Bát quái sinh vạn vật (vô cùng vô tận).

Tư tưởng triết học về Âm – Dương đạt tới mức là một hệ thống hoàn chỉnh trong tác phẩm Kinh Dịch, trong đó gồm 64 quẻ kép. Mỗi quẻ kép là một động thái, một thời của vạn vật và nhân sinh, xã hội như: Kiền, Khôn, Bĩ, Thái, Truân…; Sự chú giải Kinh Dịch là của nhiều bậc trí thức ở nhiều thời đại khác nhau với những xu hướng khác nhau. Điều đó tạo ra một “tập đại thành” của sự chú giải, bao hàm những tư tưởng triết học hết sức phong phú và sâu sắc.

b. Tư tưởng triết học về Ngũ hành

Tư tưởng triết học về Ngũ hành có xu hướng đi vào phân tích cấu trúc của vạn vật và quy nó về những yếu tố khởi nguyên với những tính chất khác nhau, những tương tác (tương sinh, tương khắc) với nhau. Đó là năm yếu tố: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Kim tượng trưng cho tính chất trắng, khô, cay, phía Tây, v.v.; Thủy tượng trưng cho tính chất đen, mặn, phía Bắc, v.v.; Mộc tượng trưng cho tính chất xanh, chua, phía Đông, .v.v.; Hỏa tượng trưng cho tính chất đỏ, đắng, phía Nam,.v.v.; Thổ tượng trưng cho tính chất vàng, ngọt, ở giữa,.v.v.

Năm yếu tố này không tồn tại biệt lập tuyệt đối mà trong một hệ thống ảnh hưởng sinh – khắc với nhau theo hai nguyên tắc:

+ Tương sinh (sinh hóa cho nhau): Thổ sinh Kim; Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc; Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ.v.v.

+ Tương khắc (chế ước lẫn nhau): Thổ khắc Thủy; Thủy khắc Hỏa; Hỏa khắc Kim; Kim khắc Mộc và Mộc khắc Thổ.v.v.

Sự hợp nhất giữa tư tưởng triết học Âm – Dương và Ngũ hành đã làm cho mỗi thuyết có sự bổ túc, hoàn thiện hơn, thể hiện điển hình ở chỗ: các quẻ đơn (Càn – Khảm – Cấn – Chấn – Tốn – Ly – Khôn – Đoài) đều được quy về Ngũ hành để biện giải và ngược lại, Ngũ hành cũng mang tính cách Âm – Dương. Chẳng hạn: Kiền – Đoài thuộc hành Kim; chấn – Tốn thuộc hành Mộc v.v. và Kim cũng có Kim Âm và Kim Dương; Mộc cũng có Mộc Âm và Mộc Dương.

2.2. Nho gia (thường gọi là Nho giáo)

Nho gia xuất hiện vào khoảng thế kỷ 6 TCN dưới thời Xuân Thu, người sáng lập là Khổng Tử (551 – 479 TCN). Đến thời Chiến Quốc, Nho gia đã được Mạnh Tử và Tuân Tử hoàn thiện và phát triển theo hai xu hướng khác nhau: duy vật và duy tâm, trong đó dòng Nho gia Khổng – Mạnh có ảnh hưởng rộng và lâu dài nhất trong lịch sử Trung Hoa và một số nước lân cận.

Kinh điển chủ yếu của Nho gia gồm Tứ Thư (Luận ngữ, Đại học, Trung Dung, Mạnh Tử) và Ngũ Kinh (Thi, Thư, Lễ, Dịch và Xuân Thu). Các kinh sách này hầu hết đều viết về xã hội, về kinh nghiệm lịch sử Trung Hoa. Điều này cho thấy rõ xu hướng biện luận về xã hội, về chính trị – đạo đức là những tư tưởng cốt lõi của Nho gia. Những quan niệm đó được thể hiện ở những tư tưởng chủ yếu sau:

Thứ nhất, Nho gia coi những quan hệ chính trị – đạo đức là những quan hệ nền tảng của xã hội, trong đó quan trọng nhất là quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ (gọi là Tam cương). Nếu xếp theo tôn ty trật tự, trên dưới thì vua ở vị trí cao nhất, còn nếu xếp theo chiều ngang của quan hệ thì vua – cha – chồng xếp ở hàng làm chủ. Điều này phản ánh tư tưởng chính trị quân quyền và phụ quyền của Nho gia.

Thứ hai, xuất hiện trong bối cảnh lịch sử quá độ sang xã hội phong kiến, một xã hội đầy những biến động loạn lạc và chiến tranh nên lý tưởng của Nho gia là xây dựng một “xã hội đại đồng”. Đó là một xã hội có trật tự trên – dưới, có vua sáng – tôi hiền, cha từ – con thảo, trong ấm – ngoài êm trên cơ sở địa vị và thân phận của mỗi thành viên từ vua chúa, quan lại đến thứ dân. Có thể nói đó là lý tưởng của tầng lớp quý tộc cũ cũng như của giai cấp địa chủ phong kiến đang lên.

Thứ ba, Nho gia lấy giáo dục làm phương thức chủ yếu để đạt tới xã hội lý tưởng “đại đồng”. Do không coi trọng cơ sở kinh tế và kỹ thuật của xã hội nên nền giáo dục của Nho gia chủ yếu hướng vào việc rèn luyện đạo đức con người. Trong bảng giá trị đạo đức của Nho gia thì chuẩn mực gốc là “Nhân”. Những chuẩn mực khác như Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Trung, Hiếu.v .v. đều là những biểu hiện cụ thể của Nhân.

Thứ tư, Nho gia quan tâm đến vấn đề bản tính con người. Việc giải quyết những vấn đề chính trị -xã hội đòi hỏi Nho gia cũng như nhiều học thuyết khác của Trung Hoa thời cổ phải đặt ra và giải quyết vấn đề bản tính con người. Trong học thuyết Nho gia không có sự thống nhất quan điểm về vấn đề này, nhưng nổi bật là quan điểm của Mạnh Tử. Theo ông, “bản tính con người vốn là thiện” (Nhân chi sơ, tính bản thiện). Thiện là tổng hợp những đức tính vốn có của con người từ khi mới sinh ra như: Nhân, Nghĩa, Lễ .v.v.

Mạnh Tử đã thần bí hóa những giá trị chính trị – đạo đức đến mức coi chúng là tiên thiên, bẩm sinh. Do quan niệm tính thiện nên Nho gia (dòng Khổng – Mạnh) đề cao sự giáo dục con người để con người trở về đường thiện với những chuẩn mực đạo đức có sẵn.

Đối lập với Mạnh Tử coi tính người là Thiện, Tuân Tử lại coi bản tính con người vốn là ác (Nhân chi sơ, tính bản ác). Mặc dù vậy, nhưng có thể giáo hóa trở thành thiện (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí….). Xuất phát từ quan niệm đó về tính người, Tuân Tử chủ trương đường lối trị nước kết hợp giữa Nho gia và Pháp gia.

Người sáng lập ra Nho gia là Khổng Tử (551 – 479 tr.CN)

Trong quan niệm về thế giới, tư tưởng của Khổng Tử luôn có những mâu thuẫn. Một mặt, khi chống lại chủ nghĩa thần bí, tôn giáo đương thời, ông thừa nhận sự vật, hiện tượng trong tự nhiên luôn luôn tự vận động,biến hóa không phụ thuộc vào mệnh lệnh của Trời. “ Trời có nói gì đâu mà bốn mùa vận hành, vạn vật sinh hóa mãi mãi” (Luận ngữ, Dương Hóa, 18); hay “ cũng như dòng nước chảy, mọi vật đều trôi đi, ngày đêm không ngừng, không nghỉ” (Luận ngữ, Tử Hãn, 16). Đó là yếu tố duy vật chất phác và tư tưởng biện chứng tự phát của ông. Mặt khác, ông lại cho rằng Trời có ý chí và có thể chi phối vận mệnh của con người (Thiên mệnh). Đó là yếu tố duy tâm khách qua trong quan điểm của ông. Ông nói: “Đạo của ta thi hành ra được cũng do mệnh Trời, mà bị bỏ phế cũng là do mệnh Trời” (Luận ngữ, Hiến vấn, 38); “làm sao có thể cải được mệnh Trời”. Hiểu biết mệnh Trời là một điều kiện tất yếu để trở thành con người hoàn thiện là người quân tử. Cũng như thế, một mặt Khổng Tử tuyên truyền sức mạnh của quỷ thần; nhưng mặt khác ông lại nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động con người trong đời sống.

Xem thêm: Sách những kẻ điên rồ phải chết full, truyen: những kẻ điên rồ phải chết

Quan niệm về nhận thức trong học thuyết của Khổng Tử không phát triển, không đặt ra vấn đề chân lý mà chỉ dừng lại ở vấn đề “tri thức luận” (tri thức do đâu mà có). Theo ông, tri thức có hai loại là “thượng trí” (không học cũng biết) và “hạ ngu”(học cũng không biết). Nghĩa là ông đã thừa nhận có tri thức tiên thiên, có trước sự nhận thức của con người. Đối tượng để dạy dỗ, giáo hóa nằm giữa “trí” và “ngu”, nếu chịu khó học tập có thể vươn tới thượng trí. Còn không học thì rơi xuống hạ ngu. Ưu điểm của ông là chủ trương “hữu giáo vô loại” (học thì không phân loại). Khổng Tử cũng nêu ra một số phương pháp học tập có ý nghĩa như: học phải đi đôi với luyện tập; học phải kết hợp với suy nghĩ; phải ôn cũ để biết mới; học phải nắm được cái cốt yếu”Tuy nhiên, hạn chế của Khổng Tử là ở quan niệm học theo lối “hoài cổ”, coi thường tri thức về sản xuất, lao động chân tay.

Tư tưởng về luân lý, đạo đức, chính trị – xã hội là một trong những vấn đề cốt lõi trong học thuyết Khổng Tử. Những nguyên lý đạo đức cơ bản nhất trong học thuyết đạo đức của Khổng Tử là : Nhân, lễ, trí, dũng…cùng với một hệ thống quan niệm về chính trị – xã hội như “nhân trị”, “chính danh”, “thượng hiền”, “quân tử”, “tiểu nhân”…

Khổng Tử lấy chữ “Nhân” làm nguyên lý đạo đức cơ bản trong triết học của mình. Nhân có ý nghĩa rất rộng, bao hàm nhiều mặt trong đời sống con người, có lúc trừu tượng, có lúc cụ thể, tuỳ theo trình độ, hoàn cảnh mà ông giảng giải về nhân với nội dung khác nhau. “Sửa mình theo lẽ là nhân”, “ Điều gì mình không muốn, đừng đem nó làm cho người khác là nhân”, “yêu thương người là nhân”…Tư tưởng bao trùm của Nhân là yêu thương con người, là đạo làm người.

Để điều nhân có thể thực hiện được thì phải bằng “lễ”. Lễ ở Khổng Tử là những phong tục, tập quán, những quy tắc, quy định trật tự xã hội và cả thể chế pháp luật Nhà nước như: sinh, tử, tang, hôn tế lễ, triều sính, luật lệ, hình pháp…Lễ được coi là hình thức biểu hiện của nhân. Mặc dù kiên trì bảo vệ lễ của nhà Chu , nhưng Khổng Tử cũng đưa thêm những nội dung mới và phát triển nó lên, biến lễ thành một phạm trù có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc.

Mục đích của Khổng Tử là xây dựng một xã hội có tôn ty trật tự, kỷ cương. Để làm đươc điều đó cần phải có “lễ” và “chính danh”. “Chính danh là làm mọi việc cho ngay thẳng”(Luận ngữ, Nhan Uyên,1); “Chính danh thì người nào có địa vị, bổn phận chính đángcủa người ấy, trên dưới, vua tôi, cha con trật tự phân minh, vua lấy lễ mà khiến tôi, tôi lấy trung mà thờ vua”(Luận ngữ, Bát Dật, 19)…Theo Khổng Tử, muốn trị nước trước tiên phải sửa mình cho chính danh, vì “danh không chính thì lời nói không thuận; lời nói không thuận thì sự việc không thành công; sự việc không thành công thì lễ nhạc không hưng thịnh; lễ nhạc không hưng thịnh thì hình phạt không đúng; hình phạt không đúng thì dân không biết theo ai?” (Luận ngữ, Tử Lộ, 3). Xuất phát từ tình hình loạn lạc của xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu, Khổng Tử đã nêu lên thuyết “chính danh”, nhưng trên thực tế, học thuyết này mang tính bảo thủ, bảo vệ cho lợi ích của quý tộc nhà Chu.

Để thực hiện mục đích của mình, Khổng Tử chống việc duy trì ngôi vua theo huyết thống và chủ trương “thượng hiền”, dùng người không phân biệt đẳng cấp xuất thân của họ. Trong việc chính trị, vua phải biết “trọng dụng người hiền đức, tài cán và rộng lượng với những kẻ cộng sự” (Luận ngữ, Tử Lộ, 2). Việc ông mở trường dạy học chính là nhằm mục đích đào tạo ra những người có tài, đức tham gia vào công cuộc cai trị.

Toàn bộ học thuyết về nhân, lễ, chính danh… của Khổng Tử là nhằm phục vụ mục đích chính trị là “Đức trị”. Ông phản đối việc dùng hình phạt để trị dân vì làm như vậy, dân sợ mà phải theo chứ không phục. Theo ông, làm chính trị mà dùng đức cảm hóa người thì giống như sao Bắc Đẩu ở một nơi mà các sao khác đều chầu đến.

Tóm lại: So với các học thuyết khác, Nho gia có nội dung phong phú và mang tính hệ thống hơn cả; hơn thế nữa, nó còn là hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị Trung Hoa suốt hơn hai ngàn năm của xã hội phong kiến. Để trở thành hệ tư tưởng chính thống, Nho gia đã được bổ sung và hoàn thiện qua nhiều giai đoạn lịch sử trung đại: Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh, nhưng tiêu biểu hơn cả là dưới triều đại nhà Hán và nhà Tống, gắn liền với tên tuổi của các bậc danh Nho như Đổng Trọng Thư (thời Hán), Chu Đôn Di, Trương Tải, Trình Hạo, Trình Di, Chu Hy (thời Tống). Quá trình bổ sung và hoàn thiện Nho gia thời trung đại được tiến hành theo hai xu hướng cơ bản:

Một là, hệ thống hóa kinh điển và chuẩn mực hóa các quan điểm triết học của Nho gia theo mục đích ứng dụng vào đời sống xã hội, phục vụ lợi ích thống trị của giai cấp phong kiến; vì thế Đổng Trọng Thư đã làm nghèo nàn đi nhiều giá trị nhân bản và biện chứng của Nho gia cổ đại. Tính duy tâm thần bí của Nho gia trong các quan điểm về xã hội cũng được đề cao. Tính khắc nghiệt một chiều trong các quan hệ Tam cương, Ngũ thường thường được nhấn mạnh.

Hai là, hoàn thiện các quan điểm triết học về xã hội của Nho gia trên cơ sở bổ sung bằng các quan điểm triết học của thuyết Âm Dương – Ngũ hành, những quan niệm về bản thể của Đạo gia, tư tưởng về pháp trị của Pháp gia v.v. Vì vậy, có thể nói: Nho gia thời trung đại là tập đại thành của tư tưởng Trung Hoa. Nho gia còn có sự kết hợp với cả tư tưởng triết học ngoại lai là Phật giáo. Sự kết hợp các tư tưởng triết học của Nho gia với những tư tưởng triết học ngoài Nho gia đã có ngay từ thời Hán và ít nhiều có cội nguồn từ Mạnh Tử. Tuy nhiên, sự kết hợp đạt tới mức nhuần nhuyễn và sâu sắc chỉ có dưới thời nhà Tống (960 – 1279).

2.3. Đạo gia (hay học thuyết về Đạo)

Người sáng lập ra Đạo gia là Lão Tử (khoảng thế kỷ 6 TCN). Học thuyết của ông được Dương Chu và Trang Chu thời Chiến quốc hoàn thiện và phát triển theo hai hướng ít nhiều khác nhau. Những tư tưởng triết học của Đạo gia được khảo cứu chủ yếu qua Đạo đức kinh và Nam hoa kinh.

Tư tưởng cốt lõi của Đạo gia là học thuyết về “Đạo” với những tư tưởng biện chứng, cùng với học thuyết “Vô vi” về lĩnh vực chính trị – xã hội.

Về bản thể luận, tư tưởng về Đạo là nội dung cốt lõi trong bản thể luận của Đạo gia. Phạm trù Đạo bao gồm những nội dung cơ bản sau:

– “Đạo” là bản nguyên của vạn vật. Tất cả từ Đạo mà sinh ra và trở về với cội nguồn của Đạo.

– “Đạo” là cái vô hình, hiện hữu là cái “có”; song Đạo và hiện hữu không thể tách rời nhau. Trái lại, Đạo là cái bản chất, hiện hữu là cái biểu hiện của Đạo. Bởi vậy, có thể nói: Đạo là nguyên lý thống nhất của mọi tồn tại.

– “Đạo” là nguyên lý vận hành của mọi hiện hữu. Nguyên lý ấy là “đạo pháp tự nhiên”.

Chính trong quan niệm về “Đạo” đã thể hiện một trình độ tư duy khái quát cao về những vấn đề bản nguyên thế giới, nhìn nhận thế giới trong tính chỉnh thể thống nhất của nó.

Quan niệm về tính biện chứng của thế giới không tách rời những quan niệm về “Đạo”, trong đó bao hàm những tư tưởng chủ yếu sau:

Mọi hiện hữu đều biến dịch theo nguyên tắc “bình quân” và “phản phục” (cân bằng và quay trở lại cái ban đầu).

– Các mặt đối lập trong thể thống nhất, quy định lẫn nhau, là điều kiện tồn tại của nhau, trong cái này đã có cái kia.

Do nhấn mạnh nguyên tắc “bình quân” và “phản phục” trong biến dịch nên Đạo gia không nhấn mạnh tư tưởng đấu tranh với tư cách là phương thức giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện sự phát triển; trái lại, đã đề cao tư tưởng điều hòa mâu thuẫn, coi đó là trạng thái lý tưởng. Bởi vậy triết học Đạo gia không bao hàm tư tưởng về sự phát triển.

Học thuyết chính trị – xã hội với cốt lõi là luận điểm “Vô vi”. Vô vi không phải là cái thụ động, bất động hay không hành động mà có nghĩa là hành động theo bản tính tự nhiên của “Đạo”.

2.4. Mặc gia

Phái Mặc gia do Mặc Tử, tức Mặc Địch (khoảng từ 479 -381 tr.CN) sáng lập thời Xuân Thu. Sang thời Chiến Quốc dã phát triển thành phái Hậu Mặc. Đây là một trong ba học thuyết lớn nhất đương thời (Nho – Đạo – Mặc).

Tư tưởng triết học trung tâm của Mặc gia thể hiện ở quan niệm về “Phi thiên mệnh”. Theo quan niệm này thì sự giàu, nghèo, thọ, yểu…không phải là do định mệnh của Trời mà là do người. Nếu người ta nỗ lực làm việc, tiết kiệm tiền của thì ắt giàu có, tránh được nghèo đói. Đây là quan niệm khác với quan niệm Thiên mệnh có tính chất thần bí của Nho giáo dòng Khổng – Mạnh.

Học thuyết “Tam biểu” của Mặc gia mang tính cách là một học thuyết về nhận thức, có xu hướng duy vật và cảm giác luận, đề cao vai trò của kinh nghiệm, coi đó là bằng chứng xác thực của nhận thức.

Thuyết “Kiêm ái” là một chủ thuyết chính trị – xã hội mang đậm tư tưởng tiểu nông. Mặc Địch phản đối quan điểm của Khổng Tử về sự phân biệt thứ bậc, thân sơ…trong học thuyết “Nhân”. Ông chủ trương mọi người yêu thương nhau, không phân biệt thân sơ, đẳng cấp…

Phái Hậu Mặc đã phát triển tư tưởng của Mặc gia sơ kỳ chủ yếu trên phương diện nhận thức luận.

2.5. Pháp gia

Là một trường phái triết học lớn của Trung Hoa cổ đại, chủ trương dùng những luật lệ, hình pháp của nhà nước là tiêu chuẩn để điều chỉnh hành vi đạo đức của con người và củng cố chế độ chuyên chế thời Chiến quốc.

Là tiếng nói đại diện cho tầng lớp quý tộc mới, đấu tranh kiên quyết chống lại tàn dư của chế độ công xã gia trưởng truyền thống và tư tưởng bảo thủ, mê tín tôn giáo đương thời.

Đại diện của phái Pháp gia là Hàn Phi Tử (280 – 233 TCN). Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử dựa trên những luận cứ triết học cơ bản sau:

Về tự nhiên:

Ông giải thích sự phát sinh, phát triển của vạn vật theo tính quy luật khách quan mà ông gọi là Đạo. Đạo là quy luật phổ biến của giới tự nhiên vĩnh viễn tồn tại và không thay đổi. Còn mỗi sự vật đều có “Lý” của nó. “Lý” là sự biểu hiện khác nhau của Đạo trong mỗi sự vật cụ thể và là cái luôn luôn biến hóa và phát triển. Từ đó, ông yêu cầu mọi hành động của con người không chỉ dựa trên quy luật khách quan, mà còn phải thay đổi theo sự biến hóa của “Lý”, chống thái độ cố chấp và bảo thủ.

Về lịch sử:

Ông thừa nhận sự biến đổi của đời sống xã hội, khẳng định rằng không thể có chế độ xã hội nào là không thay đổi. Do đó không thể có khuôn mẫu chung cho mọi xã hội. Ông đã phân chia sự tiến triển của xã hội làm 3 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn đó xã hội có những đặc điểm và tập quán riêng ứng với trình độ nhất định của sản xuất và văn minh. Đó là:

+ Thời Thượng cổ: Con người biết lấy cây làm nhà và phát minh ra lửa để nấu chín thức ăn.

+ Thời Trung cổ: Con người đã biết trị thủy, khắc phục thiên tai.

+ Thời Cận cổ: Bắt đầu xuất hiện giai cấp và xảy ra các cuộc chinh phạt lẫn nhau.

Động lực căn bản của sự thay đổi xã hội được ông quy về sự thay đổi của dân số và của cải xã hội.

Về thuyết “Tính người”:

Ông theo quan niệm của Tuân Tử coi tính người là ác, đưa ra học thuyết luân lý cá nhân vị lợi, luôn có xu hướng lợi mình hại người, tránh hại cầu lợi…Kẻ thống trị phải nương theo tâm lý vị lợi của con người để đặt ra pháp luật, trọng thưởng, nghiêm phạt để duy trì trật tự xã hội.

Tư tưởng về pháp trị.

Trên cơ sở những luận điểm triết học cơ bản ấy, Hàn Phi Tử đã đề ra học thuyết Pháp trị, nhấn mạnh sự cần thiết phải cai trị xã hội bằng luật pháp. Ông cũng phản đối thuyết nhân trị, đức trị của Nho giáo, phép “vô vi trị” của Đạo gia. Phép trị quốc của Hàn Phi Tử bao gồm 3 yếu tố tổng hợp là pháp, thế và thuật, trong đó pháp là nội dung của chính sách cai trị, thế và thuật là phương tiện để thực hiện chính sách đó.

+ “Pháp” là một phạm trù của triết học Trung Hoa cổ đại. Theo nghĩa hẹp, là quy định, luật lệ có tính chất khuôn mẫu mà mọi người trong xã hội phải tuân thủ; theo nghĩa rộng, pháp được coi là một thể chế, chế độ chính trị và xã hội. Vì vậy, pháp được coi là tiêu chuẩn, căn cứ khách quan để định rõ danh phận, giúp cho mọi người thấy rõ được bổn phận, trách nhiệm của mình.

+ “Thế” là địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm đầu chính thể.

+ “Thuật” cũng là chính danh, là phương sách trong thuật lãnh đạo của nhà vua nhằm lấy danh mà tránh thực.

3. Một số nhận định về triết học Trung Hoa cổ, trung đại

Nền triết học Trung Hoa cổ đại ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ chiếm hữu nô lệ lên chế độ phong kiến. Trong bối cảnh lịch sử ấy, mối quan tâm hàng đầu của các nhà tư tưởng Trung hoa cổ đại là những vấn đề thuộc đời sống thực tiễn chính trị – đạo đức của xã hội. Tuy họ vẫn đứng trên quan điểm duy tâm để giải thích và đưa ra những biện pháp giải quyết các vấn đề xã hội, nhưng những tư tưởng của họ đã có tác dụng rất lớn trong việc xác lập một trật tự xã hội theo mô hình chế độ quân chủ phong kiến trung ương tập quyền theo những giá trị chuẩn mực chính trị – đạo đức phong kiến phương Đông.

Bên cạnh những suy tư sâu sắc về các vấn đề xã hội, nền triết học Trung Hoa thời cổ còn cống hiến cho lịch sử triết học thế giới những tư tưởng sâu sắc về sự biến dịch của vũ trụ. Những tư tưởng về Âm dương – Ngũ hành tuy còn có những hạn chế nhất định, nhưng đó là những triết lý đặc sắc mang tính chất duy vật và biện chứng của người Trung Hoa thời cổ, có ảnh hưởng lớn đến thế giới quan triết học sau này ở Trung Hoa và một số nước khác trong khu vực.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.