Trường giáo dưỡng là gì? Các trường hợp trẻ bị đưa vào trường giáo dưỡng Các trường hợp không được đưa vào trường giáo dưỡng Con hư, cha mẹ có được đưa vào trường giáo dưỡng không?
Trại giáo dưỡng là gì?
Trại giáo dưỡng (hay còn gọi trường giáo dưỡng) là cơ sở giáo dục bắt buộc, có chức năng dạy văn hóa, dạy nghề cho những người có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đưa vào trường giáo dưỡng là một biện pháp xử lý vi phạm hành chính, áp dụng đối với những người từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, có vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Bạn đang xem: Mẫu đơn xin đi trại giáo dưỡng đúng chuẩn
Các trường hợp trẻ bị đưa vào trường giáo dưỡng
Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định, các đối tượng bị đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.Theo quy định trên, trẻ vị thành niên từ 12 tới dưới 18 tuổi có hành vi vi phạm pháp luật cần được giáo dục đặc biệt khi chưa cần thiết áp dụng hình phạt sẽ bị đưa vào trường giáo dưỡng.

Các trường hợp không được đưa vào trường giáo dưỡng
Khoản 5 Điều Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định như sau:5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.Như vậy, nếu thuộc 03 trường hợp này, trẻ vị thành niên sẽ không bị đưa vào trường giáo dưỡng.Con hư, cha mẹ có được đưa vào trường giáo dưỡng không?
Điều 91 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định:Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 92 của Luật này nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.Bên cạnh đó, căn cứ Điều 99, người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng là:- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định;- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định;- Cơ quan công an đang thụ lý vụ việc nếu trực tiếp pháp hiện, điều tra, thụ lý…Như vậy, chỉ người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật mới bị đưa vào trường giáo dưỡng. Đồng thời, việc đưa người dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền. Do đó, dù con cái có hư đốn thế nào, cha mẹ cũng không thể đưa con vào trường giáo dưỡng.Trên đây là các quy định về: Trại giáo dưỡng là gì? Khi nào trẻ bị đưa vào trường giáo dưỡng? Nếu còn thắc mắc nào khác, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, tư vấn.Trại giáo dưỡng có chức năng dạy văn hóa, dạy nghề cho người có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến tình trạng phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Rất nhiều người đã có những quan điểm sai lầm về trại giáo dưỡng khiến môi trường này bị ảnh hưởng không nhỏ. Vậy trại giáo dưỡng là gì? Các trường hợp nào nên đưa vào trại giáo dưỡng? Cùng tìm hiểu chi tiết với chúng tôi trong bài viết dưới đây!
1. Trại giáo dưỡng là gì?
Trại giáo dưỡng hay còn gọi là trường giáo dưỡng. Đây là cơ sở giáo dục có chức năng dạy văn hóa và dạy nghề cho những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Hình thức xử lý đưa vào trại giáo dưỡng thường áp dụng cho đối tượng từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.

2. Các trường hợp cần đưa trẻ vào trại giáo dưỡng
Căn cứ vào điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì đối tượng được đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:
- Người từ đủ 12 tuổi trở lên đến dưới 14 tuổi, thực hiện hành vi có dấu hiệu phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
- Người từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 tuổi, thực hiện hành vi có dấu hiệu phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý
- Người từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 tuổi, thực hiện hành vi có dấu hiệu phạm tội nghiêm trọng do cố ý mà trước đó đã có biện pháp giáo dục tại xã, phường và thị trấn
- Người từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi, có 02 lần trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo hoặc đánh bạc hoặc gây rối trật tự nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã có các biện pháp giáo dục tại xã, phường và thị trấn.
Xem thêm: Tiếng Anh Chủ Đề Ngày 30/4 Tiếng Anh, Từ Vựng Về Những Ngày Lễ Lớn Trong Năm

Căn cứ theo quy định trên thì trẻ vị thành niên từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức áp dụng các hình phạt hình sự thì được giáo dục đặc biệt trong trường giáo dưỡng.
3. Các trường hợp không được đưa vào trại giáo dưỡng
Một số trường hợp trẻ sẽ không được đưa vào trại giáo dưỡng. Bao gồm:
- Người không có năng lực trách nhiệm hành chính
- Người đang trong quá trình mang thai, có giấy chứng nhận của bệnh viện
- Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ, dưới 36 tháng tuổi, được Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú xác nhận
Như vậy, nếu trẻ vị thành niên thuộc trong 03 trường hợp này thì sẽ không bị đưa vào trại giáo dưỡng.

Nhiều bố mẹ thường thắc mắc, con hư có được đưa vào trường giáo dưỡng hay không? Căn cứ theo điều 99, Chủ tịch Ủy ban nhân dân là người có thẩm quyền để lập hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng. Và chỉ người dưới 18 tuổi, có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức phải xử lý hình sự thì mới được đưa vào trường giáo dưỡng. Vì thế, con cái có hư đốn thế nào đi chăng nữa thì bố mẹ cũng không có quyền đưa con vào trại giáo dưỡng.
4. Thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại trại giáo dưỡng
- Hoàn thiện hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Sau đó, chuyển hồ sơ cho Trường phòng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính pháp lý. Hồ sơ gồm có:
+ Công văn của cơ quan đã lập, đề nghị Trưởng phòng tư pháp kiểm tra tính pháp lý
+ Các tài liệu và giấy tờ trong hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trại giáo dưỡng
- Sau khi đã kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện sẽ chuyển toàn bộ cho Trưởng Công an cấp huyện để xem xét và đề nghị Tòa án nhân dân áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
- Để đưa trẻ vào trại giáo dưỡng cần phải có đầy đủ hồ sơ kèm theo. Bao gồm:
+ Quyết định của Tòa án nhân dân về việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
+ Bản tóm tắt lý lịch, hành vi vi phạm pháp luật
+ Danh, chỉ cơ bản của người áp dụng biện pháp đưa vào trại giáo dưỡng
+ Bản sao quyết định giáo dục
+ Quyết định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trại giáo dưỡng trong thời gian đang làm thủ tục
+ Các tài liệu khác có liên quan
FAQ (Câu hỏi thường gặp)
1.Trại giáo dưỡng học gì?Trả lời: Trại giáo dưỡng sẽ tổ chức học văn hoá, học nghề, lao động công ích giúp xã hội.
2.Đi trại giáo dưỡng bao nhiêu năm?Trả lời: Theo Điều 91 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, đi trại giáo dưỡng có thời hạn từ nửa năm đến 2 năm (6 tháng - 24 tháng)
3.Trẻ bao nhiêu tuổi thì đi trại giáo dưỡng?Trả lời: Trẻ vị thành niên từ 12 tới dưới 18 tuổicó hành vi vi phạm pháp luật cần được giáo dục đặc biệt khi chưa cần thiết áp dụng hình phạt thì đi trại giáo dưỡng.
Hiểu được chính xác trại giáo dưỡng là gì sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn hơn về cơ sở giáo dục đầy tính nhân văn này. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!