Chậm Kinh 2 Tháng Có Sao Không? Có Thai Không? Tìm Hiểu Nguyên Nhân

Kinh nguyệt chỉ có ở nữ giới và mang tính chất chu kỳ. Thường thì khi nữ giới đến tuổi dậy thì sẽ có kinh và mỗi tháng một lần. Thế nhưng, cũng có trường hợp mất kinh 2 tháng hoặc chậm kinh, rong kinh... Vậy nếu bạn gặp tình trạng 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao?


Trước khi tìm hiểu mất kinh 2 tháng có sao không thì bạn nên biết một chu kỳ kinh nguyệt thế nào được xem là bình thường.

Bạn đang xem: Chậm kinh 2 tháng có sao không? có thai không?

Theo đó, chu kỳ kinh nguyệt ở người bình thường dao động từ 28-32 ngày, thời gian hành kinh từ 5-7 ngày. Tuy nhiên, có những người có chu kỳ kinh ngắn từ 21-25 ngày, có những người có chu kỳ kinh dài 40-45 ngày.

Nếu trường hợp bạn có kỳ kinh ngắn hay dài nhưng đều đặn mỗi chu kỳ như vậy đều lặp lại, chênh lệch không quá 3 ngày thì đều được xem là bình thường.


Mất kinh 2 tháng có nghĩa là 2 chu kỳ liên tiếp bạn không có kinh nguyệt. Nguyên nhân gây ra tình trạng 2 tháng không có kinh nguyệt có thể do nhiều yếu tố. Nếu như bạn đã có quan hệ tình dục, việc làm đầu tiên bạn nên nghĩ đến là có thai.

Một số nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng mất kinh, chậm kinh là bởi yếu tố nội tiết, tiếp đó là các bệnh phụ khoa liên quan đến tử cung, buồng trứng điển hình như:

Lạc nội mạc tử cung;Polyp cổ tử cung;

Tuy nhiên, thường thì mất kinh 2 tháng có liên quan đến các yếu tố nội tiết nhiều hơn. Yếu tố nội tiết gây ra tình trạng 2 tháng không có kinh nguyệt gồm:

Stress, mệt mỏi: Khiến cho quá trình tiết ra hormone cortisol nhiều hơn và chu kỳ kinh của bạn bị ảnh hưởng, cụ thể là mất kinh.Sụt cân: Tình trạng sụt cân quá nhiều do giảm cân hoặc các bệnh lý nào đó cũng khiến cho bạn bị mất kinh 2 tháng hoặc thậm chí là lâu hơn bởi cơ thể không có đủ lượng mỡ nên trứng không rụng.Tập luyện thể thao quá độ: Luyện tập thể thao với cường độ lớn khiến cho lượng estrogen thấp, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.Tăng cân: Việc tăng cân quá mức khiến cho cơ thể sản xuất ra nhiều estrogen làm cho kỳ kinh của bạn rối loạn, bao gồm mất kinh 2 tháng.

3. Mất kinh 2 tháng có sao không?


Kỳ kinh nguyệt ở nữ giới có thể thay đổi bởi các yếu tố như:

Thời gian;Tuổi tác;Ngoại cảnh;Thuốc;Ăn uống...

Mất kinh 2 tháng nhưng sau đó kỳ kinh đã trở lại bình thường thì có thể chỉ là rối loạn nhất thời. Nhưng nếu như mất kinh 2 tháng lại tiếp tục sau khi có kinh trở lại 1 tháng, hoặc kèm theo các biểu hiện khác gồm:

Thị lực thay đổi;Buồn nôn;Sốt;Rụng tóc;Núm vú tiết dịch hoặc tiết sữa;Rậm lông...

Lúc này, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, đánh giá tìm nguyên nhân và xử trí tình trạng mất kinh 2 tháng. Bởi lẽ, lúc này tình trạng 2 tháng không có kinh nguyệt có thể gây nguy hiểm.

Trường hợp 2 tháng không có kinh xuất phát từ các bệnh phụ khoa có thể ảnh hưởng trực tiếp quá trình rụng trứng, chất lượng trứng,... nếu phát hiện và xử trí chậm có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí là vô sinh.

Ngoài ra, mất kinh 2 tháng có thể khiến bạn lo lắng, bất an... Về lâu dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý, gây cáu gắt... Chưa kể 2 tháng không có kinh nguyệt có thể kèm theo các biểu hiện đau rát khi quan hệ, chảy máu âm đạo bất thường, giảm hưng phấn tình dục... có thể gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý, đời sống hôn nhân, gia đình.

Mất kinh 2 tháng cũng có thể cảnh báo các bệnh phụ khoa liên quan đến tử cung, buồng trứng. Các bệnh lý này cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của chị em.


4. 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao?


Mất kinh 2 tháng không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sinh lý mà còn cả sức khoẻ, khả năng sinh sản. Vậy, 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao?

Khi gặp phải tình trạng này chắc chắn nhiều người đều lo lắng. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng này đầu tiên bạn cần làm là loại trừ yếu tố mang thai. Bạn có thể dùng que thử thai hoặc đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ beta-h
CG
.

Ngoài ra, bạn cũng cần theo dõi thêm, nếu mất kinh 2 tháng kèm theo các bất thường khác như đau bụng, khí hư, mùi hôi... thì cần chủ động thăm khám kiểm tra kịp thời.

Như vậy, mất kinh 2 tháng không phải hiếm gặp. Khi gặp phải tình trạng 2 tháng không có kinh nguyệt bạn cần bĩnh tĩnh theo dõi, loại trừ khả năng mang thai thì cần chú ý đến các biểu hiện bất thường khác. Chủ động đi khám chuyên khoa để kịp thời phát hiện, tầm soát các vấn đề về sức khỏe phụ khoa. Nếu bạn còn băn khoăn nào khác về mất kinh 2 tháng, rối loạn kinh nguyệt... hãy thăm khám bác sĩ để được giải đáp.


Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

❓ Chào bác sĩ, em là Nguyễn Thị H, năm nay em 25 tuổi có thắc mắc muốn hỏi bác sĩ là: Bình thường kinh nguyệt mỗi tháng của em rất đều nhưng đã 2 tháng rồi mà em vẫn chưa hành kinh. 2 tháng trước em có quan hệ tình dục với người yêu thì liệu có phải em đã mang thai hay không? Hay do em đang mắc vấn đề bệnh lý nào đó? Em đang cảm thấy rất lo lắng và không biết phải làm sao. Rất mong nhanh chóng nhận được phản hồi từ các bác sĩ.

Xem thêm: Quan âm thiên thủ thiên nhãn, tượng thiên thủ thiên nhãn bồ tát

Chậm kinh 2 tháng – BS trả lời

Trước hết xin cảm ơn bạn H đã tín nhiệm và gửi câu hỏi đến phòng khám. Bác sĩ Th
S. BSCKI Vũ Thị Thanh Vân – Bác sĩ sản phụ khoa tại Tổ hợp y tế ep.edu.vn sẽ giải đáp ngay thắc mắc của bạn như sau:

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ được lặp lại sau 28-30 ngày, chênh lệch vài ngày là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu muộn từ một tuần trở đi mà vẫn chưa hành kinh thì có thể là bạn đã mang thai, nhất là sau khi quan hệ không sử dụng các biện pháp phòng tránh.

Như thông tin bạn có đưa ra, bạn đã có quan hệ với người yêu trước đó thì không loại trừ khả năng đã mang thai. Tuy nhiên để có thể xác định chính xác mình có đang mang thai hay không thì bạn có thể mua que thử thai về kiểm tra.

Bạn sử dụng que thử, thực hiện vào buổi sáng sớm để cho kết quả chuẩn và nên thực hiện 1-2 lần để cho kết quả chính xác nhất.

Nếu sau khi đã mua que về thử mà phát hiện mình không có thai thì bạn nên đi khám vì chậm kinh 2 tháng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề sức khỏe nào đó!


*

Chậm kinh 2 tháng sau khi quan hệ trước đo có thể là đã mang thai


2 tháng chưa có kinh nguyên nhân do đâu?

Trễ kinh 2 tháng thử que 1 vạch thì ngoài nguyên nhân do mang thai thì chậm kinh có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác, Bác sĩ Vân cũng chia sẻ dưới đây để bạn B và chị em cùng biết:

Căng thẳng, stress

Mọi người đều biết, nội tiết tố nữ tiết hormon estrogen đóng một vai trò rất quan trọng quyết định đặc tính riêng biệt chỉ có ở nữ giới như: Ngực nở, mông cong, giọng nói nhẹ nhàng, khả năng sinh sản, chu kỳ kinh nguyệt,…

Theo nhiều nghiên cứu lại chỉ ra rằng tinh thần không thoải mái, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, lo âu lại là thói quen xấu kích thích cơ thể sản sinh hàm lượng lớn hormone cortisol – hormone gây rối loạn nội tiết tố. Từ đó, làm chu kỳ kinh nguyệt diễn ra sớm hoặc chậm hơn bình thường. Chính vì thế, giữ cho tinh thần luôn được thoải mái là thói quen rất tốt để các hoạt động trong cơ thể diễn ra bình thường.

Tăng cân hoặc giảm cân đột ngột

Nhu cầu muốn sở hữu một ngoại hình hoàn hảo là điều rất nhiều chị em hướng tới. Tuy nhiên nếu lựa chọn những biện pháp để tăng hoặc giảm cân cấp tốc trong thời gian ngắn lại là điều chị em nên cân nhắc trước khi thực hiện.

Khi cân nặng thay đổi quá đột ngột sẽ khiến cho các cơ quan không kịp thích nghi với sự thay đổi, bao gồm cả hệ nội tiết. Sự mất cân bằng nội tiết tố sẽ trực tiếp khiến sự bài tiết estrogen tăng lên hoặc giảm đi rất nhiều so với bình thường, chu kỳ kinh nguyệt đang đều cũng từ đó trở nên rối loạn, thất thường.

Vấn đề cân nặng được kiểm soát ở mức ổn định thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ lại trở về bình thường. Chính vì thế chị em cần xây dựng cho mình một liệu trình cải thiện vóc dáng từ từ, khoa học để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tác dụng phụ của các biện pháp tránh thai

Các biện pháp tránh thai, đặc biệt là việc dùng thuốc tránh thai là một thói quen nếu lạm dụng sẽ dễ khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.

Đối với thuốc tránh thai hàng ngày, dùng duy trì sẽ giúp điều hòa nội tiết tố cho cơ thể, giúp chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn. Tuy nhiên khi ngừng sử dụng thì khả năng sản sinh hormone estrogen sẽ suy giảm đột ngột, gây rối loạn chu kỳ kinh.

Còn với các thuốc tránh thai khẩn cấp do bản chất của nó là cung cấp một lượng lớn hormon nữ estrogen ức chế quá trình rụng trứng xảy ra. Vì vậy, nếu sử dụng thường xuyên sẽ dễ khiến kinh nguyệt bị rối loạn, thường chậm hơn so với bình thường, nặng có thể gây vô kinh.

Phụ nữ tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh thường xuất hiện khi phụ nữ bắt đầu bước sang tuổi 50, sớm hơn có thể bắt đầu từ tuổi 40. Lúc này, cơ thể nữ giới bắt đầu sản sinh ít hormone estrogen hơn, làm cho lớp niêm mạc tử cung phát triển chậm, khiến chu kỳ kinh nguyệt xảy ra muộn hơn và dần dần ngừng hẳn việc hành kinh.

Mãn kinh sớm có thể do thường xuyên can thiệp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị tại vùng bụng và các cơ quan sinh dục. Ngoài ra, môi trường sống ô nhiễm, thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng là những yếu tố tác động rất lớn đến thời gian mãn kinh xảy ra sớm hơn bình thường.

Bệnh lý phụ khoa tiềm ẩn

– Các bệnh phụ khoa: Là nguyên nhân rất phổ biến gây chậm kinh 2 tháng. Một số bệnh chị em hay gặp như: U nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung,… khiến cho nội tiết tố bị rối loạn. do vậy mà chu kỳ kinh nguyệt cũng diễn ra thất thường hơn. Ngoài ra, các bệnh lý này còn kèm theo các biểu hiện bất thường như đau bụng dưới dữ dội, có mùi hôi khó chịu và cảm giác ngứa rát, sưng đỏ tại vùng kín,…

– Buồng trứng đa nang: Là tình trạng tại buồng trứng nổi nhiều nang nhỏ, gây cản trở quá trình rụng trứng diễn ra. Bệnh lý này xảy ra do nội tiết tố nữ bị rối loạn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ. Buồng trứng đa nang nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây các biến chứng như đái tháo đường, các bệnh tim mạch,…

– Các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp: Đây là một cơ quan nằm ngay phía trước khí quản, đảm nhận vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nội tiết tố. Do đó, tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc suy yếu nghiêm trọng thì đều khiến cho chu kỳ kinh bị rối loạn, xuất hiện sớm hoặc muộn hơn bình thường.

Một số chị em dù đã bước qua tuổi dậy thì nhiều năm nhưng vẫn gặp phải tình trạng chậm kinh kéo dài gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và sinh hoạt hàng ngày. Khi gặp hiện tượng chậm kinh 2 tháng, chị em nên đi khám để tìm hiểu chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng xử trí và điều trị kịp thời.

*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.