Lá trầu không là cây gì - trầu không tiêu viêm, kháng khuẩn

1. Cây Trầu Không là cây gì?

a. Thông tin dược liệu về cây Trầu Không

Trầu Không có tên tiếng anh là Piper Betle, là loại cây dây leo, sống lâu năm, thân nhẵn, cuống có bẹ, phiến lá hình trái xoan dài 10-13cm, rộng 4,5-9cm, phần phía cuống hình tim, đầu lá nhọn, có gân. Hoa khác gốc mọc thành bông, quả mọng mà trắng xám.

Bạn đang xem: Lá trầu không là cây gì

Cây Trầu Không có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á, được trồng nhiều ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Malaysia và Việt Nam. Trầu Không dược coi như 1 loại cây thuốc và gia vị.

Ở Việt Nam có hai loại Trầu Không là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng màu xanh non, trầu quế có vị cay, lá nhỏ, màu xanh đậm hơn, được những người ăn trầu ưa thích.

Tục ăn trầu là một truyền thống được truyền tại từ hàng ngàn năm trước ở Việt Nam. Nó được coi như 1 nét văn hóa thấm đẫm tâm hồn người Việt. Khoảng từ những năm 90 trở về trước, ở các gia đình, nhất là vùng nông thôn, nhà nào cũng có giàn trầu không, để phục vụ tục ăn trầu của gia đình hay khi có bạn bè, người thân tới chơi thì đĩa trầu và ấm chè là không thể thiếu. Nó được coi như cầu nối trong các mối quan hệ, giao tiếp, ứng xử của người Việt. Tuy nhiên, ngày nay tục ăn trầu không còn phổ biến như xưa do thói quen và lối sống trẻ không còn phù hợp. Ăn trầu thường chỉ còn xuất hiện trong những gia đình có người cao tuổi hoặc trong các dịp lễ hội, đám hiếu, đám hỉ….chứ ít xuất hiện trong cuộc sống thường nhật như xưa.

Ngày nay câu trầu không được trồng nhiều để lấy lá chưng cất tinh dầu và dùng trong các mục đích lễ nạp, thờ cúng hoặc trong sinh hoạt hàng ngày trầu không cũng có rất nhiều tác dụng hơn là để ăn trầu.

Theo Đông Y, lá trầu có vị cay, tính ấm, mùi hắc, chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho răng miệng và hệ tiêu hóa. Ngoài ra lá trầu còn có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, trừ phong thấp nên được sử dụng trị các chứng hôi miệng, viêm lợi.

b. Thành phần có trong cây Trầu Không

Thành phần hóa học chính chứa trong tinh dầu trầu không: Phenols > 70% (Chavibetol, Chavicol, Eugenol...)Thành phần khác: Cadinene-1-2, Isoeugenol-10-12, Cadiniol-1-2, Decanal-2-3, Eugenol-30-35, Linalool-1-2, Geraniol-2-3, Dodecanol-4-5, Myrcene-2-3, Methyl Benzoate-2-3, Sabinene-5-7, Safrole-6-8, Thujene-1-2, Ocimene-1-2, Caryophyllene oxide, Gamma-terpinene-1.5-2, Alpha-Terpineol-2-3, Costol, Camphene and Gamma-Elemene, Terpinolene, Hexadecanoic acid.

Các chất này có thể ức chế một số chủng virus như: phế cầu, tụ cầu vàng, liên cầu, tan máu, Staphylococcus albus, Salmonella typhi,…. và đặc biệt là vi khuẩn P. Gingivalis gây viêm lơij Ngoài ra, còn kháng các chủng như nấm candida albicans, Aspergillus niger, C.steatoides…Do đó trầu không có tác dụng: hỗ trợ làm lành các vết thương nhanh hơn do viêm lợi, chống co thắt, giảm đau, giảm ê buốt, kháng viêm, trị nấm, ngứa…

Lá trầu không là bộ phận chứa nhiều tinh dầu nhất. Trong lá trầu không có chứa 0,8-1,8% có khi tới 2,4% tinh dầu - tùy vào giống và thổ nhưỡng vùng đó.

Tinh dầu trầu không được nhiều công ty dược phẩm sử dụng để sản xuất dung dịch vệ sinh, sát khuẩn… Việc sử dụng tinh dầu trầu không tiện lợi hơn nhiều so với việc sử dụng lá trầu không, đặc biệt là các thành phố. Ngày nay ở các vùng nông thông cũng ít còn gia đình trồng trầu không, chủ yếu là các vùng chuyên trồng để bán lá hoặc lấy lá để chưng cất tinh dầu.

*

2. Một số bài thuốc chữa bệnh từ lá trầu không

a. Chữa mụn, ngứa, nước ăn chân, nấm chân..

Dùng 2-3 lá trầu không vò nát, hãm nước sôi khoảng 10-15 phút để rửa hoặc ngâm vết mụn, ngứa, nấm chân, nước ăn chân. Tùy theo diện tích vết mụn ngứa có thể điều chỉnh thêm 1,2 lá trầu không.\

b. Chữa viêm lợi:

100g lá trầu không già, 1 thìa café muối ăn, 1 lít nước sạch

Vò nát lá trầu không cho vào nồi cùng 2l nước đun sôi, hạ nhỏ lửa đun thêm 10 phút tắt bếp. Dùng rây lọc bỏ bã, lấy nước, thêm vài hạt muối bỏ tủ lạnh dung dần. Ngày súc miệng 2-3 lần giúp giảm hôi miệng, viêm lợi.

c. Chữa viêm phụ khoa

Dùng 3-5 lá trầu không vò nát, cho nào nồi, thêm vài hạt muối và 2 lít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15-20 phút. Đợi nguội bớt để xông vùng kín, nguội hẳn có thể dung rửa vùng kín.

d. Chữa sai khớp, bong gân

Chuẩn bị khoảng 12g lá trầu không, 20g nghệ già, 12g lá cúc tần, 12g lá xạ can. Sau đó giã nát hỗn hợp này với 1 chút giấm và bọc gạc rồi đắp lên vùng sưng đau. Lưu ý thay băng khoảng 2 – 3 lần một ngày để đảm bảo vệ sinh.

Xem thêm: Mũi Khoan Nhôm Mỏng 87Mm - Màng Seal Tự Dính Sps Nhiều Size

e. Chữa bệnh gout

Chuẩn bị 100g lá trầu không tươi và một quả dừa xiêm. Lá trầu không đem rửa sạch và thái nhỏ. Cắt bỏ phần đầu quả dừa, giữ nguyên nước trong quả dừa, lấy lá trầu không đã cắt nhỏ vào ngâm trong nước dừa khoảng 30 phút và dùng nước này để uống.

f. Chữa viêm da cơ địa

Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi (lá bánh tẻ) và 1 nhúm muối trắng. Lá trầu rửa sạch đun với nước pha thêm nhúm muối rồi pha với nước để tắm, có thể dung bã trầu trà nhẹ lên vùng da bị ngứa để sát khuẩn, tiêu viêm.

g. Chữa ho, viêm phế quản

Giã 5-7 lá trầu không tươi đắp lên ngực để chữa ho hen, tiêu đờm

h. Chữa tắc tia sữa

Dùng lá trầu không tươi hơ nóng rồi đắp lên vùng ngực làm mềm và thông sữa giúp xuống sữa nhanh và giảm đau nhức.

Mặc dù lá trầu không có nhiều công dụng trong cuộc sống hàng ngày nhưng cần tham khảo trước ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng, bởi trầu không có tính nóng dễ gây bỏng, rát da khi sử dụng. Phụ nữ có thai không nên sử dụng, trẻ em và người lớn tuổi cần cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến chuyên gia.

*

3.Mua tinh dầu Trầu Không uy tín ở đâu?

Sản phẩmTinh dầu Trầu KhôngcủaHoa Thơm Cỏ Lạcó nguồn gốc tại Việt NAm và được chưng cất theo phương pháp lôi cuốn hơi nước, để có thể thu được chất lượng tinh dầu tốt nhất

Với các giấy tờ kiểm định:

COA:HC-011PIBE_COA

Lot#1709:HC-011PIBE_GC/MS(p1)

Lot#1709:HC-011PIBE_GC/MS(p2)

Giá của Tinh Dầu Trầu Không - Piper Betle Essential Oil Hoa Thơm Cỏ Lạ

♦ Dung tích:5ml– giá niêm yết220.000đ♦ Dung tích:10ml– giá niêm yết400.000đ

Quý khách có thể mua trực tiếp thông qua:

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm hãy liên hệ với Hoa Thơm Cỏ Lạ qua hotline của chúng tôi(Call/Zalo)(+84)888.454.600để được tư vấn chi tiết nhất hoặc qua showroom để được trải nghiệm trực tiếp

Trầu không là loại cây quen thuộc và gần gũi trong cuộc sống. Nhưng ít ai biết rằng, từ hàng nghìn năm trước, ông cha ta đã sử dụng lá trầu không như một vị thuốc để phòng và điều trị các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa như: giảm đau, chống táo bón, đầy hơi… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều này.


Nội dung bài viết

5. Công dụng của lá trầu với sức khỏe6. Công dụng của lá trầu không với hệ tiêu hóa7. Các bài thuốc chữa bệnh từ lá trầu không

1. Lá trầu không là gì?

Lá trầu không, cái tên quen thuộc gắn liền với người dân Việt Nam, không chỉ trong đời sống thường nhật mà còn xuất hiện trong thơ ca, âm nhạc, truyện cổ tích…

Lá trầu không là lá của cây trầu không, thuộc họ Hồ tiêu, tên khoa học Piper betle. Trầu không là loại cây thân nhẵn, mọc leo, vì vậy muốn trồng cần phải có giá thể. Loại giá thể này phổ biến là cây cau.

Lá trầu không mọc so le nhau, cuống lá có bẹ, phiến hình trái xoan có kích thước dài khoảng 10 – 13cm, chiều rộng là 6-9cm. Cuống là hình trái tim, đầu lá nhọn. Nhìn lên mặt lá có 5 gân, khi đem soi dưới ánh sáng sẽ thấy những điểm chứa tinh dầu nhỏ trên lá.

Hoa của cây trầu không mọc thành từng bông, quả căng mọng. Tuy nhiên, cây này thường trồng chủ yếu để dùng lá.


*
*
*
*
*

Nước lá trầu sắc


7.7. Bài thuốc trị côn trùng, rôm sảy, hắc lào

Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không

Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, giã nát lá trầu không rồi hòa với nước sôi để nguội. Sau đó, dùng nước để rửa và đắp vào dùng da bị tổn thương. Thực hiện liên tục sẽ thấy hiệu quả.

7.8. Bài thuốc chữa nám da mặt

Dùng 8 – 10 lá trầu không với 300ml nước.Lá trầu rửa sạch, đun sôi với nước sau đó xông lên mặt.Thực hiện mỗi ngày sẽ làm bay vết nám, tàn nhang trên da.

8. Một số lưu ý khi sử dụng lá trầu không

Khi áp dụng các bài thuốc điều trị bệnh từ lá trầu không, bạn cần lưu ý những điều sau:

Không nên sử dụng dược liệu này cho phụ nữ có thai.Trẻ em, người cao tuổi… nếu muốn sử dụng lá trầu phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia.Một số loại thuốc, thực phẩm chức năng khác mà bạn đang dùng có thể gây tương tác không mong muốn với dược liệu này. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Qua bài viết trên, chắc hẳn nhiều người bất ngờ với công dụng chữa bệnh của lá trầu không. Mặc dù lá trầu rất dễ sử dụng và có hiệu quả trong chữa bệnh, tuy nhiên người bệnh cũng không nên tự ý dùng bừa bãi để tránh tác dụng không mong muốn. Để đảm bảo an toàn và cho hiệu quả, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.