Sách Doanh Nghiệp Thế Kỷ 21, Doanh Nghiệp Của Thế Kỷ 21 (Tái Bản 2019)

Loại Sản Phẩm: SÁCH KINH TẾ Giá Bán: 0 VNĐ Trọng lượng: 260 gr Kích Thước: 13*20.5 Hình Thức: Bìa mềm Số Trang: 259 Năm Xuất Bản: 2015 Số lượng: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

DOANH NGHIỆP CỦA THẾ KỶ 21 – ROBERT T. KIYOSAKI

Cuộc sống luôn khó khăn. Vấn đề là, bạn đang hành động như thế nào để đối phó với tình trạng này? Kêu khóc hay than vãn sẽ không giúp đảm bảo cho tương lai của bạn. Cũng không thể đổ lỗi cho phố Wall, cho những chủ ngân hàng lớn, cho các tổ chức tài chính hay cho chính phủ.

Bạn đang xem: Doanh nghiệp thế kỷ 21

Nếu bạn muốn có một tương lai chắc chắn, bạn cần phải tạo dựng nó. Bạn chỉ có thể kiểm soát tương lai của mình khi bạn kiểm soát được nguồn thu nhập.

Bạn cần có một doanh nghiệp của chính mình.

Trong cuốn sách này, Robert T. Kiyosaki sẽ chỉ ra cho bạn đọc thấy lý do tại sao mình cần phải gây dựng doanh nghiệp riêng của mình và chính xác đó là doanh nghiệp gì. Nhưng đây không phải là việc thay đổi loại hình doanh nghiệp mình đang triển khai mà đó là việc thay đổi chính bản thân. Tác giả còn cho bạn đọc biết cách thức tìm kiếm những gì mình cần để phát triển doanh nghiệp hoàn hảo, nhưng để doanh nghiệp của mình phát triển thì mình cũng sẽ phải phát triển theo.

MỤC LỤC

PHẦN MỘT: KIỂM SOÁT TƯƠNG LAI

1. Quy luật đã thay đổi

2. May mắn

3. Bạn đang ở góc phần tư nào?

4. Những giá trị tài chính cốt lõi của bạn

5. Tư duy của doanh nhân

6. Thời điểm kiểm soát

PHẦN HAI: MỘT DOANH NGHIỆP – TÁM GIÁ TRỊ TẠO DỰNG SỰ GIÀU CÓ

7. Những năm tháng kinh doanh của tôi

8. Không phải thu nhập mà chính tài sản tạo ra thu nhập

9. Giá trị #1: Giáo dục kinh doanh trong thực tế

10. Giá trị #2: Con đường hiệu quả để phát triển cá nhân

11. Giá trị #3: Những người bạn chia sẻ ước mơ và giá trị cùng bạn

12. Giá trị #4: Sức mạnh mạng lưới của riêng mình

13. Giá trị #5: Một doanh nghiệp bản sao có khả năng mở rộng

14. Giá trị #6: Những kỹ năng lãnh đạo vô địch

15. Giá trị #7: Cơ chế để tạo dựng sự giàu có thực sự

16. Giá trị #8: Những ước mơ lớn và khả năng thực hiện ước mơ

17. Một mô hình doanh nghiệp nơi phụ nữ vượt trội – Kim Kiyosaki viết

PHẦN BA: TƯƠNG LAI CỦA BẠN BẮT ĐẦU TỪ BÂY GIỜ

18. Lựa chọn một cách thông minh

19. Những gì cần đến

20. Sống cuộc đời có ý nghĩa

21. Doanh nghiệp của thế kỷ 21

Sachkinhte.com.vn xin gửi tới quý độc giả một đoạn trích trong cuốn sách.

GIÁ TRỊ #8: NHỮNG ƯỚC MƠ LỚN VÀ KHẢ NĂNG THỰC HIỆN ƯỚC MƠ

Một trong những thứ có giá trị nhất ở những công ty kinh doanh theo mạng là họ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc theo đuổi những ước mơ của bạn. Hãy nhớ, tôi không đề cập đến “tầm quan trọng của việc có những ước mơ”. Họ không chỉ muốn bạn có những ước mơ; mà họ còn mong muốn bạn thực hiện những ước mơ đó.

Hơn nữa, họ còn khuyến khích bạn ước mơ lớn. Một trong những thứ dễ chịu nhất xảy đến với tôi khi tôi bắt đầu nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh theo mạng là tôi thấy mình có những ước mơ thậm chí còn lớn hơn những ước mơ mà tôi đã từng có.

Những doanh nghiệp truyền thống thường không quan tâm đến việc bạn có những ước mơ lớn. Những doanh nghiệp này vận hành tốt hơn nếu bạn có những ước mơ giản dị nhất: có một kỳ nghỉ hè ngắn, có thể là việc chia sẻ bớt một ít thời gian, đáp ứng một sở thích của bạn, một trận đấu golf hấp dẫn vào chiều Chủ nhật. Và những thứ đại loại như thế.

Tôi không nói rằng có điều gì sai trái với những ước mơ nhỏ nhoi ấy. Tất cả những gì tôi muốn nói là một cuộc sống nhỏ nhoi.

Khi lớn lên, tôi thường được nghe thấy bố mẹ nói, “Chúng ta không thể đạt được điều đó.” Tuy nhiên, người cha giàu lại cấm con trai ông và tôi nói những từ như vậy mà thay vào đó chúng tôi nên tự hỏi bản thân mình, “Làm thế nào để mình có thể đạt được điều đó?”.

Sự khác nhau nhỏ nhoi giữa những lời nói này đã tạo nên khác biệt lớn. Sự thay đổi nhỏ đó trong tư duy được tiếp thêm sức mạnh bởi kinh nghiệm, nhận thức và những quyết định hệ trọng cả đời sẽ đưa bạn đến một nơi cách xa hàng triệu dặm so với chỗ bạn đã đứng trước kia khi không có sự thay đổi.

Khi bạn có thói quen tự hỏi bản thân mình, “Làm thế nào tôi có thể đạt được điều đó?”, bạn đã tự đào tạo cho mình ngày càng có những ước mơ lớn hơn và không chỉ có những ước mơ đó mà còn tin tưởng rằng bạn có thể biến chúng thành hiện thực. Trái lại, khi nói “Tôi không thể đạt được điều đó” có nghĩa là bạn đã bóp nghẹt ước mơ của mình giống như hành động dùng một tấm chăn ướt trùm lên ngọn lửa đang cháy. Đã có rất nhiều người khác trên thế giới cố gắng bóp chết những ước mơ của bạn, không cần bạn hòa giọng của mình vào bản nhạc. Ồ, có lẽ không có ý như vậy nhưng cho dù có ý gì đi chăng nữa thì ngôn ngữ của họ thật đáng sợ.

“Anh không thể làm được điều đó.”

“Việc đó quá mạo hiểm. Anh có biết bao nhiêu người đã thất bại khi cố gắng làm việc đó không?”

“Đừng có ngốc nghếch. Anh lấy đâu ra những ý tưởng như thế?”

“Nếu một ý tưởng hay đến thế thì chẳng nhẽ từ trước đến nay không có ai triển khai ư?”

“Ồ, tôi đã cố gắng làm việc đó cách đây 3 năm. Để tôi cho anh biết lý do tại sao nó lại không phát huy hiệu quả.”

Đây là những từ ngữ giết chết những ước mơ và tôi cũng đã nhận ra một số điều thú vị về những người hay nói những câu này: Họ hầu hết luôn là những người đã bỏ cuộc trong tiến trình theo đuổi ước mơ của mình.

Khi tôi và Kim rơi vào tình trạng khánh kiệt, chúng tôi bảo nhau rằng khi chúng tôi kiếm được trên 1 triệu đôla, chúng tôi sẽ mua một căn nhà lớn. Chúng tôi đã làm vậy và chúng tôi cũng rất thích thú khi ở trong ngôi nhà nhưng bản thân căn nhà không quan trọng đối với chúng tôi và thậm chí có khả năng mua căn nhà đó cũng không quan trọng đối với chúng tôi. Những gì quan trọng đó là những con người mà chúng tôi đã trở thành trong tiến trình đó.

Cần phải nỗ lực, học hỏi và làm những gì tốt nhất nhằm phát huy sức mạnh cá nhân của bạn để có thể đạt được ngôi nhà lớn và trở thành con người bạn mong muốn trong một tiến trình rất quan trọng.

Người cha giàu nói với tôi, “Những người có những giấc mơ nhỏ bé tiếp tục sống cuộc sống như những con người bé nhỏ”.

Mọi người đều có ước mơ nhưng không phải mọi người đều có ước mơ giống nhau. Người cha giàu dạy tôi rằng có năm loại người mơ tưởng:

- Những người mơ về quá khứ

- Những người chỉ mơ những ước mơ nhỏ nhoi.

- Những người đạt được một ước mơ và sau đó sống trong buồn chán.

- Những người mơ những ước mơ lớn, nhưng không có kế hoạch về cách thức đạt được ước mơ, vì thế họ kết thúc với con số 0 tròn trĩnh.

- Những người có mơ ước lớn, đạt được những ước mơ này và tiếp tục có những ước mơ thậm chí lớn hơn.

<…>

Trong lời kết cho cuốn sách Hồ Walden, những trải nghiệm về cuộc sống một mình ở chốn hoang sơ, Thoreau viết:

Ít nhất qua những trải nghiệm của mình, tôi đã học hỏi được điều này: nếu một người tự tin thẳng tiến đến với những ước mơ của mình và cố gắng sống cuộc đời mà người đó mong muốn thì anh ta sẽ gặp một người thành công ngoài dự kiến trong thời khắc bình thường nào đó.

Script has been disabled on your browser, please enable JS to make this app work.

Để bắt kịp với những thay đổi như vũ bão của công nghệ thông tin như hiện nay, chúng ta cần phải nhanh hơn và chuyên nghiệp hơn; nhưng để không tiến hóa thành một cmáy vô tri - vô giác, chúng ta cần phải sống chậm lại và nghĩ khác đi. Sống chậm lại để thấy được rằng nhân loại đang đứng trước thế kỉ 21với những cuộc đổi mới chóng mặt.Đứng trước những biến thiên của thời đại mới, chúng ta nên làm gì? Đứng ngoài cuộc và chiêm ngưỡng sự thành công trong tâm thế đầy ngỡ ngàng trước sự vươn vai của “những gã khổng lồ kinh tế”? Hay tự biến mình thành một start-up với đầy sự nhiệt huyết và đầy tham vọng của tuổi trẻ? Tất cả sẽ được giải đáp trongDoanh nghiệp của thể kỉ 21 của tác giả Robert Toru Kiyosaki.

Robert Toru Kiyosakiđược biết đến như là một nhà đầu tư, doanh nhân và đồng thời là một tác giả viết sách nổi tiếng. Bộ sách đầu tay Dạy con làm giàu của ông đã gây được tiếng vang lớn khi luôn dẫn đầu danh sách bán chạy theo tờ The New York Times và được xem là “sách viết về kinh doanh bán chạy nhất mọi thời đại.” Dù mỗi quyển sách được khai thác ở những khía cạnh khác nhau của việc kinh doanh, nhưng tất cả đều cùng hướng đến một thông điệp mà chính tác giả Robert Toru Kiyosaki rất tâm đắc: “Phải có trách nhiệm với tình hình tài chính của bạn - hoặc làm quen với việc thực hiện mệnh lệnh trong suốt quãng đời còn lại. Bạn hoặc là chủ nhân của đồng tiền hoặc là nô lệ của nó. Điều đó tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của bạn.”

Trong quyển Doanh nghiệp của thế kỉ 21, Robert Toru Kiyosakisẽ đưa ra lý do tại sao chúng ta cần phải tạo dựng doanh nghiệp riêng của mình (bao gồm việc thay đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi tư duy làm giàu đúng đắn và cách thức tìm kiếm phương tiện xây dựng doanh nghiệp phù hợp với bản thân mỗi người). Hãy cùng tôi khám phá những giải đáp qua những câu hỏi lớn mà tác giả đã đặt ra trong quyển sách, để từ đó mỗi người có những chiêm nghiệm riêng cho sự phát triển của bản thân trong tương lai.

Kim tứ đồ là gì? Giá trị cốt lõi của từng nhóm?

Kim tứ đồ là một bảng phân loại gồm bốn nhóm L - T - C - Đ tương ứng với từng nhóm đối tượng Người làm công - Người làm tư - Chủ doanh nghiệp - Nhà đầu tư. Mỗi người trong chúng ta đều có một vị trí riêng trong bốn vị trí của kim tứ đồ hoặc cũng có thể đồng thời có mặt ở những vị trí khác nhau. Nhưng quan trọng hơn hết, kim tứ đồ giữ vai trò như một hệ quy chiếu để mỗi chúng ta soi mình vào đó để biết rõ vị trí thực tại của bản thân và hoạch định kế hoạch cho sự phát triển tương lai.

Xem thêm: Dây cáp thép bọc nhựa 3mm (phi 3), giá cáp bọc nhựa 3mm

*

Người làm công (L) kiếm tiền thông qua một công việc hoặc làm việc cho người khác hoặc một công ty nào đó.

Người làm tư (T) kiếm tiền bằng cách làm việc cho bản thân họ, hoặc là tự mình điều hành; hoặc là thông qua cơ sở do chính mình sở hữu.

Chủ doanh nghiệp (C) sở hữu một doanh nghiệp lớn (thường có từ 500 lao động trở lên) tạo ra tiền.

Nhà đầu tư (Đ) kiếm tiền từ nhiều khoản đầu tư khác nhau - hay nói cách khác tiền càng tạo ra nhiều tiền hơn.

Mỗi góc phần tư trong kim tứ đồ sẽ có giá trị cốt lõi khác nhau. Ở góc phần tư Người làm công (L) thì giá trị cốt yếu của họ chính là sự ổn định; những người làm công tìm kiếm một công việc ổn định với nhiều phúc lợi và rất e dè với sự mạo hiểm khi tham gia đầu tư. Đối với những người trong góc phần tư Người làm tư (T), giá trị cốt lõi của họ là sự độc lập; họ tâm niệm rằng “Nếu bạn muốn việc gì đó được làm tốt, hãy tự mình làm nó”. Trong khi những người thuộc góc phần tư T muốn trở thành “chuyên gia” trong lĩnh vực của chính họ thì những người thuộc góc phần tư Chủ doanh nghiệp (C) lại luôn tìm kiếm những người tài giỏi tham gia vào doanh nghiệp của họ, bởi họ lấy sự giàu có làm nền tảng cốt lõi cho mọi nỗ lực phát triển. Còn đối với góc độ Nhà đầu tư (Đ), họ thích đồng tiền phải làm việc thay chính họ, hay nói cách khác, giá trị cốt lõi của họ là sự tự do về tài chính.

Tại sao cần phải làm chủ nguồn thu nhập? Tại sao phải cần phải làm chủ một công việc kinh doanh?

Làm chủ nguồn thu nhập của bản thân sẽ giúp chúng ta tồn tại và đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Không những thế, việc tự kiểm soát thu nhập cá nhân còn là phương thức tự rèn luyện khả năng quản lý chính bản thân mình, “quản lý nguồn chi tiêu hợp lý và bước nền tảng quan trọng để chuẩn bị bước sang các góc phần tư Chủ doanh nghiệp (C) và Nhà đầu tư (Đ)”.

Góc phần tư C là nơi thích hợp để bắt đầu xây dựng sự giàu có thực sự. Đó cũng chính là nơi chúng ta được tự do kiểm soát cuộc đời và số phận của mình, được tự do với công việc mà chính bản thân mình yêu thích mà không phải chịu sự rào cản về giờ giấchay những quy tắc khắt khe của công ty khiến chính bạn cảm thấy bị gò bó và áp lực. Làm việc chăm chỉ như những người làm công chỉ để kiếm tiền sẽ không thể nào xây dựng được cho chúng ta một sự giàu có đích thực và vững chắc được. “Bởi lẽ những người làm việc ngày càng chăm chỉ hơn lại ngày càng bị đánh thuế cao hơn, và họ sẽ lại phải làm việc cật lực hơn nữa để kiếm được nhiều tiền hơn.”

Khi còn bé tôi cũng được bố mẹ dạy về công thức thành công y như những gì có thể bạn cũng được học: Đến trường, học hành chăm chỉ và đạt thành tích tốt để có thể kiếm được một công việc đảm bảo, được trả lương cao với nhiều lợi ích - và công việc sẽ chăm lo cho con.

Nhưng đó là tư duy của Thời đại Công nghiệp, trong khi chúng ta không còn ở trong thời đại đó nữa. Chính phủ sẽ không chăm lo cho bạn. Sẽ chẳng có ai chăm lo cho bạn. Chúng ta đã bước sang một thế kỷ mới và mọi quy luật đã thay đổi.

Đừng để những tư duy lối mòn của thế hệ trước ảnh hưởng tiêu cực đến mỗi chúng ta. Trong thời đại này, mọi quy luật xưa cũ đã và đang dần được thay thế. Chẳng có bất kì một thứ gì gọi là sự ổn định công việc cả. Nếu đã từng có những năm tháng leo lên từng nấc thang ở tập đoàn, đã bao giờ chúng ta dừng lại để quan sát không? Kết cục của những người đi trước? Bạn có cảm thấy mệt mỏi và chán ngán với việc phải nỗ lực hết sức nhưng thành quả thực sự có đáng với công sức bỏ ra khi bạn chỉ đang đi theo sau lưng người khác? Vậy còn chần chừ gì nữa mà không nắm bắt cơ hội làm chủ doanh nghiệp, làm chủ chính mình. Philip Kotler - người được mệnh danh là cha đẻ của ngành Marketing hiện đại - từng nhận định: “Vấn đề chủ yếu không phải nằm ở thị trường kinh tế. Nó nằm ở chính bạn có dám làm hay không.”

Làm sao để bước qua bên phải của "Kim tứ đồ"?

Để bước qua bên phải của “Kim tứ đồ”, điều mà mỗi chúng ta cần làm là thay đổi tư duy của Người làm công hay Người làm tư thay vì “Làm việc để có một công việc” để có một thu nhập ổn định mà là “Hãy tạo dựng tài sản” để có sự tự do - hạnh phúc - giàu có thực sự. Tài sản là thứ làm việc cho bản thân mình, nhờ vậy mà chúng ta không cần phải làm việc trong quãng đời còn lại.

Tác giả đã đưa ra tám giá trị tạo dựng sự giàu có mà mỗi doanh nghiệp nên cân nhắc để áp dụng vào thực tiễn:

Giá trị #1 Giáo dục kinh doanh trong thực tế.

Giá trị #2 Con đường hiệu quả để phát triển cá nhân.

Giá trị #3 Những người bạn chia sẻ ước mơ và giá trị cùng bạn.

Giá trị #4 Sức mạnh mạng lưới của riêng mình.

Giá trị #5 Một doanh nghiệp bản sao có khả năng mở rộng.

Giá trị #6 Những kỹ năng lãnh đạo vô địch.

Giá trị #7 Cơ chế để tạo dựng sự giàu có thực sự.

Giá trị #8 Những ước mơ lớn và khả năng thực hiện ước mơ.

Trong số những giá trị mà tác giả đề cập đến, riêng cá nhân tôi, giá trị #2 là quan trọng hơn cả. Bởi lẽ doanh nghiệp muốn thành công thì nền tảng cốt lõi cần được dựng xây từ yếu tố quan trọng: Kinh tế và con người. Nếu nền tảng kinh tế vững chắc được xem là chiếc xe đang lăn bánh về đích thì con người - chủ nhân của những chiếc xe ấy - chính là phần định hướng thiết yếu để xe đi trúng hướng, nhanh và xa hơn. Nói cách khác, con người là linh hồn của mỗi thương hiệu, mỗi doanh nghiệp.

Đầu tư vào con người, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh, là đầu tư thông minh nhất để có thể trở nên giàu có đích thực. Trở nên giàu có không phải là việc bỏ đồng xu may mắn vào đúng cỗ máy đánh bạc. Và bạn không phải đơn giản tìm một cách thức mới để kiếm thêm nguồn thu nhập bổ sung. Thực tế bạn phải thay đổi giá trị cốt lõi của mình. Đó không chỉ là việc thay đổi những gì bạn làm mà theo một cách thức rất thực tế là bạn phải thay đổi chính con người mình.

Đâu là lý do khiến nhiều người thất bại trong lĩnh vực kinh doanh?

Không phải ai đặt chân vào lĩnh vực kinh doanh cũng có thể nhanh chóng tạo được tốc độ tăng trưởng đột phá như mong muốn. Nhiều người đã từ bỏ ngay những phút giây đầu tiên của thử thách. Vì sao vậy? Thiếu kiến thức kinh doanh và quản lý? Thiếu kinh nghiệm thực chiến trên thương trường?... Và con một ngàn lẻ một lý do khác nữa. Nhưng điều quan trọng mà tác giả muốn nhấn mạnh ở đây đó chính là: DO CHÍNH CHÚNG TA.

Tôi xin mượn lại ý kiến đã đề cập phía trên: “Vấnđề chủ yếu không phải nằm ở thị trường kinh tế. Nó nằm ở chính bạn có dám làm hay không.” Chính bản thân mỗi người có dám đương đầu trước biển cả cuộc đời. Mỗi chúng ta đều mang những ước mơ làm giàu, ôm mỏ neo nằm mộng những chân trời xa; nhưng khi vừa đặt chân ra bể lớn, chúng ta lại sợ sóng to vỡ thuyền.

Trong mỗi chúng ta đều có một người chiến thắng và một kẻ thất bại, một gã giàu và một thằng nghèo kiết xác, một con người hiện ra và một con người luôn núp bóng. Đó thực sự là một trận chiến.

Lý do mà hầu hết mỗi người chỉ đạt đến trạng thái “gần chạm đến thành công” là do chính họ đã để kẻ thất bại ngự trị. Trong cuộc đấu tranh diễn ra nội tại bên trong mỗi người, kẻ thất bại luôn khôn khéo hơn cả, nó luôn chiêu dụ ý thức sa ngã vào những thứ vui vô bổ, những điều vô nghĩa và dần dà làm tê liệt ý thức phản kháng. Hãy nhớ rằng ai kiên trì cho người chiến thắng lộ diện sẽ chiến thắng. Không phải điều gì khác, mà chính trong ý thức của mỗi chúng ta phải thực sự mạnh mẽ để khắc chế được kẻ thất bại vốn luôn chực chờ bên trong.

Người chiến thắng xuất hiện đối phó với rủi ro. Còn kẻ thất bại chỉ nghĩ đến an toàn và đảm bảo. Kẻ thất bại luôn càu nhàu và than vãn về an toàn và đảm bảo - rồi cuối cùng gặp bế tắc trong công việc và không bao giờ thực sự an toànhay đảm bảo.

Rèn luyện chính bản thân mình là điều cần thiết để có thể làm chủ doanh nghiệp. Chúng ta càng dễ dãi với bản thân bao nhiêu, tỉ lệ thất bại của bạn càng lớn bấy nhiêu. Khi bản thân không thể tự chủ, không thể vượt qua những rào cản của chính mình, ta sẽ khó có thể chạm đến được sự giàu có và hạnh phúc đích thực. Chỉ khi làm chủ chính bản thân, con người mới có thể làm chủ đồng tiền và để đồng tiền làm việc. Chúng ta là chủ của đồng tiền, không phải là nô lệ của chúng!

Khóc lóc hay kêu ca không giải quyết được gì cả. Ở thời đại mới, bạn phải tự biết nỗ lực hết mình để biết ước mơ kinh doanh thành hiện thực. Bạn có ước mơ làm giàu, bạn không thể nào sống mãi ở góc phần tư của Người làm công hay Người làm tư mãi được. Đã đến lúc, mỗi người phải tạo dựng sự nghiệp riêng của chính mình. Hãy thay đổi để tạo nên sự đột phá, vì chính bạn đang nắm trong tay vận mệnh của tương lai. Chào mừng đến với doanh nghiệp của thế kỉ 21.

Review chi tiết bởi #TPKM – Bookademy

______________

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.