THIÊN CỔ ĐỆ NHẤT TRÀ - LOẠI TRÀ CHIÊU ĐÃI PHU NHÂN TỔNG THỐNG HÀN QUỐC CÓ GÌ ĐẶC BIỆT?
Tự Làm Trân Châu Tại Nhà Cho Trà Sữa Trân Châu Truyền Thống
Trân Châu Pha Trà Sữa - Một Loại Topping Thơm Ngon và Hấp Dẫn
5 Lợi ích vượt trội của Trà lá rời: Những điều khó tìm thấy ở Trà túi lọc
Kỹ Thuật Dưỡng Ấm Tử Sa: Bí Quyết Duy Trì Giá Trị & Vẻ Ngoài Sáng Bóng
Chè dây là loại dược liệu rất tốt cho sức khỏe và được biết đến nhiều với tác dụng chữa đau dạ dày. Vậy đặc điểm nhận biết cây chè dây là gì, công dụng cụ thể ra sao và cách sử dụng thế nào? Câu trả lời sẽ được Plantrip Cha chia sẻ qua bài viết ngay sau đây, bạn hãytheo dõi nhé!
Chè dây là gì? Đặc điểm của chè dây mà bạn cần biết
Chè dây có tên gọi khác là chè dây leo, khau rã, tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis, thuộc họ Nho (Vitaceae). Cây thường mọc hoang ở vùng miền núi Tây Nguyên, Tây Bắc, nổi tiếng nhất là chè dây Cao Bằng, chè dây Sapa.
Bạn đang xem: Công dụng của trà dây
Chè dây có tên gọi khác là chè dây leo, khau rã, tên khoa học là Ampelopsis Cantoniensis (Ảnh: Sưu tầm)
Chè dây là thực vật dạng leo thường quấn quanh các cây cổ thụ lớn, dây trưởng thành có chiều dài từ 2 - 3 mét. Loại thảo dược này dùng được cả thân, cành, lá và có chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như: Tanin, Flavonoid, đường Rhamnose, Glucose. Nước chè dây có vị chát, hậu vị ngọt sâu, mùi thơm thoảng nhẹ rất dễ uống.
Công dụng chè dây đối với sức khỏe
Tác dụng theo Y học hiện đại
Theo y học hiện đại, với những thành phần được tìm thấy, chè dây mang lại nhiều tác dụng điều trị như sau:
Chữa đau dạ dày: Chè dây có chứa các chất kháng viêm, kháng sinh tự nhiên. Trong đó, loại thảo dược này được đánh giá cao với tác dụng diệt trừ vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) - tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng. Thành phần Flavonoid và Tanin có trong chè dây có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn mạnh. Bên cạnh đó, tanin kết hợp cùng protein giúp tạo màng bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh tác động bào mòn của axit. Vì vậy việc sử dụng chè dây sẽ giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày, giảm tình trạng viêm loét.Chè dây có chứa hoạt tính kháng sinh tự nhiên giúp diệt trừ vi khuẩn HP (Ảnh: Sưu tầm)
Kháng viêm, chữa lành vết loét: Hoạt chất flavonoid giúp giảm viêm mạnh và thúc đẩy vết loét se lại. Nhờ đó giúp chữa lành vết loét ở dạ dày, hành tá tràng hiệu quả.Trung hòa dịch vị dạ dày: Nước trà dây có tác dụng trung hòa axit dịch vị, giúp hạn chế tình trạng ợ nóng, ợ chua và giảm cơn đau bụng âm ỉ.Điều trị huyết áp cao: Thường xuyên uống chè dây giúp giảm huyết áp và điều chỉnh huyết áp ở mức ổn định. Vì vậy, loại thảo dược này còn được ứng dụng để điều trị huyết áp cao.Chè dây có tác dụng làm giảm và ổn định huyết áp (Ảnh: Sưu tầm)
Chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, rôm sảy: Chè dây còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp điều trị hiệu quả tình trạng mẩn ngứa, mụn nhọt do nóng nhiệt.Chữa viêm lợi: Với khả năng kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên, chè dây giúp hỗ trợ điều trị viêm răng, viêm lợi hiệu quả.Chữa mất ngủ, giúp an thần: Nhờ tác dụng giải độc gan và thanh nhiệt, chè dây giúp cơ thể khỏe mạnh, giữ tinh thần sảng khoái giảm căng thẳng. Vì vậy, người uống chè dây sẽ có giấc ngủ sâu và ngon hơn.Tác dụng theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, chè dây có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ giảm đau, tiêu viêm. Do đó, loại thảo dược này thường được dùng để chữa các chứng bệnh như mụn nhọt, tiêu thũng, vị thống, nhũ ung, viêm loét dạ dày, hành tá tràng… Chè dây còn có tác dụng an thần, làm lành sẹo, trừ phong thấp, mạnh gân cốt.
Chè dây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ giảm đau, tiêu viêm (Ảnh: Sưu tầm)
Rễ và gốc chè dây được dùng để chữa viêm gan vàng da, cảm mạo, viêm họng, viêm hạch bạch huyết. Lá chè dây được sử dụng để đắp ngoài chữa xuất huyết khi chấn thương.
Cách sử dụng chè dây hiệu quả
Chè dây là thảo dược lành tính nên có thể sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, người uống cần phải sử dụng đúng cách mới đạt được hiệu quả tốt nhất và không gặp phải tác dụng phụ.
Uống chè dây với liều lượng phù hợp
Một người bình thường chỉ nên sử dụng chè dây với liều lượng từ 60 đến 80 gram một ngày. Việc lạm dụng quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị nhờn kháng sinh do đã được bổ sung các chất kháng sinh, kháng viêm tự nhiên có trong chè dây.
Người bình thường chỉ nên uống chè dây với liều lượng từ 60 đến 80 gram/ngày (Ảnh: Sưu tầm)
Uống chè dây vào thời điểm phù hợp
Theo các nghiên cứu, chè dây nên được uống vào lúc sáng sớm là tốt nhất. Uống vào thời điểm này giúp giữ tinh thần minh mẫn, tỉnh táo và bổ sung năng lượng cho cả ngày làm việc. Ngoài ra, chè dây cũng có thể được uống trước khi đi ngủ để cơ thể ổn định, điều hòa huyết áp giúp dễ ngủ hơn.
Pha trà dây đúng cách
Trà dây được pha tương tự như các loại trà thông thường. Tuy nhiên, bạn cần biết pha đúng cách để nhận được những tác dụng tốt nhất. Cách pha chè dây cụ thể như sau:
Cho khoảng 60 - 80g chè dây khô vào ấm hoặc bình giữ nhiệt.Thêm 100ml nước nóng vào ấm, lắc nhẹ để tráng trà và bỏ nước này đi.Rót thêm 1000ml nước đun sôi vào ấm, hãm trong khoảng 15 phút, sau đó rót trà ra ly và bắt đầu sử dụng.Cách sử dụng chè dây hiệu quả(Ảnh: Sưu tầm)
Thông qua bài viết trên đây, Plantrip Cha đã chia sẻ đến bạn đặc điểm và những công dụng của chè dây đối với sức khỏe. Uống trà dây đúng cách như đã hướng dẫn sẽ giúp bạn nhận được những lợi ích tốt nhất từ loại thảo dược này.
Ngoài chè dây thì một số loại trà khác cũng mang lại những tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Plantrip Cha là địa chỉ đáng tin cậy để bạn chọn mua các loại trà ngon, chất lượng như: Trà Hoa Lưu Ly, trà đinh, trà trắng Bai Hao Yin Zhen, trà vàng Giằng Pằng, trà gạo rang, trà hoa Lavender, trà phổ nhĩ chín 2010,... với mức giá vô cùng ưu đãi. Hãy chọn mua ngay loại trà yêu thích cùng Plantrip Cha bạn nhé!
Không chỉ có tác dụng giải khát, trà dây còn là một bài thuốc chữa đau dạ dày vô cùng nổi tiếng. Vậy, liệu bạn đã biết cách uống trà dây chữa đau dạ dày hiệu quả chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết về trà dây dưới đây bạn nhé!
Cách uống trà dây chữa đau dạ dày.1. Đặc điểm cây trà dây?
Trà dây hay chè dây là loại cây được tìm thấy nhiều ở vùng núi phía Bắc và thường được người dân dùng làm thuốc chữa bệnh. Tên khoa học của trà dây là Ampelopsis cantoniensis.
Đây là một loại dây leo, thường quấn vào các cây thân gỗ. Dây có thể mọc dài từ 2 – 3m, thân và cành đều có hình trụ, mảnh, có các tua cuốn ở phía đối diện của lá. Lá trà dây có hình răng cưa, nhẵn, mặt trên có màu xanh thẫm, mặt dưới có màu nhạt, mọc so le với nhau. Hoa có màu trắng, mọc thành chùm, thường ra vào tháng 6 – 7, kết quả vào tháng 9. Quả trà dây có màu đỏ, khi chín có màu đen.
Xem thêm: Hình vẽ con vật dễ thương, cute cho bé đơn giản, tổng hợp với hơn 98 hình vẽ động vật hay nhất
Toàn bộ phần thân cây (bao gồm lá và thân) thường được sử dụng để làm trà uống hoặc làm thuốc chữa bệnh. Theo các nghiên cứu, trà dây chứa nhiều thành phần hóa học có ích cho sức khỏe như: flavonoid, tanin, đường (glucose và rhamnose). Trong đó, flavonoid chiếm tỉ lệ nhiều nhất.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn khẳng định rằng, trà dây không chứa các chất gây độc tính. Do đó, loại trà này khá an toàn cho người sử dụng.
Trà dây thường được người dân dùng làm thuốc.
2. Thực hư về tác dụng chữa đau dạ dày của trà dây
Trà dây khi đem pha trà sẽ có vị thơm, vị ngọt đắng, tính mát và dễ uống. Từ lâu, nó đã được xem như là 1 bài thuốc mang lại hiệu quả tốt trong việc chữa đau dạ dày. Cụ thể, trà dây có tác dụng hỗ trợ các bệnh lý về dạ dày như sau:
2.1. Nhiễm khuẩn HP
Theo thống kê, phần lớn bệnh nhân đau dạ dày lâu năm là do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Để khắc phục tình trạng này, hoạt chất flavonoid – hoạt chất chủ yếu trong trà dây giúp hỗ trợ giảm đau dạ dày và loại bỏ vi khuẩn HP gây bệnh. Dần dần, chức năng của dạ dày sẽ được hồi phục và các cơn đau dạ dày cũng sẽ giảm dần.
2.2. Viêm loét dạ dày – tá tràng
Như đã trình bày, trà dây chứa một lượng lớn các chất flavonoid. Bên cạnh việc loại bỏ vi khuẩn HP, flavonoid còn giúp nhanh chóng liền sẹo, làm lành vết loét trong dạ dày, giảm nồng độ axit và giảm các cơn đau. Ngoài ra, hoạt chất tanin trong trà dây cũng có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ chữa đau dạ dày.
Các nghiên cứu lâm sàng cũng đã chứng minh được điều đó. Cụ thể, khi cho bệnh nhân sử dụng phối hợp giữa trà dây và các thuốc đặc trị viêm loét dạ dày – tá tràng, thời gian điều trị của các bệnh nhân được rút ngắn đáng kể.
2.3. Trào ngược dạ dày – thực quản
Không chỉ vậy, trà dây còn có thể giúp kiểm soát chứng trào ngược dạ dày – thực quản, đồng thời tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa. Nhờ tác dụng trung hòa axit dạ dày dư thừa, trà dây góp phần hỗ trợ cải thiện đáng kể các triệu chứng của trào ngược như: ợ chua, ợ nóng, đau dạ dày do axit dư thừa…
Mặc dù có dược tính cao, các nghiên cứu chỉ ra rằng, trà dây không có độc tính nên rất an toàn cho người sử dụng, hạn chế tối đa khả năng gây tác dụng phụ. Bên cạnh đó, trà dây cũng có chứa các hoạt chất có tác dụng an thần. Từ đó, nó giúp cho người bệnh có tinh thần thoải mái, ngủ ngon giấc hơn nhờ đó mà cơ thể cũng hồi phục tốt hơn.
Trà dây có tác dụng hỗ trợ các bệnh lý về dạ dày.3. Cách uống trà dây chữa đau dạ dày hiệu quả
Như vậy, các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh, trà dây thực sự có ích trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày. Mặc dù vậy, người bệnh cần phải biết cách uống trà dây chữa đau dạ dày an toàn, hợp lý, đúng và đủ liều thì mới thấy được tác dụng. Hãy cùng đọc tiếp bài viết để biết cách tận dụng tối đa trà dây để chữa đau dạ dày nhé!
Dưới đây là cách chế biến trà dây:
Lấy 10 – 15g lá trà dây tươi đem rửa sạch, phơi khô. Đến khi trà xoăn góc, màu ngả vàng thì lấy vào để tiếp tục chế biến (có thể thay bằng việc sao vàng trên bếp để tiết kiệm thời gian).Cho trà dây đã khô vào ấm, cùng với một ít nước đun sôi, lắc nhẹ cho trà dây thấm đều nước.Tiếp tục cho khoảng 100ml nước sôi vào ấm và hãm trong khoảng 10 phút.Sử dụng trà dây thay cho nước lọc mỗi ngày, liên tục trong 15 – 20 ngày, bạn sẽ thấy cải thiện tình trạng đau dạ dày.Bạn có thể dùng trà dây thay cho nước lọc hằng ngày.
Với dạng túi lọc, dùng 2 túi/ngày ở người viêm loét dạ dày không do vi khuẩn HP gây ra, hoặc 4 túi/ngày ở người viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra.
Lưu ý: Nếu bạn dùng trà dây để chữa đau dạ dày do vi khuẩn HP gây ra, tốt nhất bạn nên uống trà này vào mỗi buổi sáng, ngay sau khi thức dậy. Bởi vì lúc đó, vi khuẩn HP thường sẽ tập trung tại khu vực thành dạ dày, việc uống trà dây vào thời điểm này rất có lợi trong việc loại bỏ vi khuẩn.
4. Cách chọn mua trà dây chất lượng?
Những đốm trắng trên lá trà dây là phấn của cây, hoàn toàn bình thường.Thông thường, người bệnh ít khi mua trực tiếp trà dây tươi mà sẽ mua từ các địa chỉ bán trà dây khô, đã qua chế biến. Chính vì đã được làm khô, nên người tiêu dùng rất khó để tìm được sản phẩm uy tín giữa vô vàn những sản phẩm trôi nổi trên thị trường. Vậy làm sao để lựa chọn được trà dây khô thật sự uy tín? Trà dây khô chất lượng thường sẽ có các đặc điểm sau:
Ít thân, nhiều lá;Lá có các hạt phấn trắng (do nhựa trà dây chảy ra, khi phơi khô sẽ thành các hạt phấn trắng);Có mùi thơm dịu nhẹ của trà.Đặc biệt, lớp phấn trắng trên trà dây là dấu hiệu điển hình giúp bạn nhận diện trà dây chất lượng. Những nơi sản xuất trà kém chất lượng sẽ pha trộn các loại cành, lá khô khác. Chính vì vậy mà gói trà sẽ có ít phấn trắng và thường vụn nát.
5. Lưu ý khi uống trà dây chữa đau dạ dày
Có thể thấy, trà dây là một loài dược liệu tiềm năng để chữa đau dạ dày. Tuy nhiên, để uống trà dây chữa đau dạ dày hiệu quả cao, bạn nên chú ý một vài điểm sau:
Chỉ nên dùng trà dây với một lượng vừa đủ, không quá 70g/ngày. Nếu dùng quá nhiều, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, vàng da, vàng mắt, mệt mỏi…Thời điểm uống trà dây chữa đau dạ dày tốt nhất là 10 – 30 phút trước bữa ăn, uống khi trà còn ấm để giữ được hiệu quả cao.Tùy theo cơ địa của từng người mà thời gian thấy được lợi ích từ trà dây nhanh, chậm khác nhau. Bạn nên kiên trì theo đuổi lộ trình của bản thân và đừng nóng vội nhé!Bạn chỉ nên dùng trà dây đã pha trong ngày, đừng để nước trà qua đêm vì rất dễ bị thiu và nhiễm khuẩn, gây tiêu chảy, nôn mửa…Những người huyết áp thấp nên hạn chế sử dụng trà dây vì sẽ dễ gây hoa mắt, chóng mặt. Nếu muốn sử dụng, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ đông y.Hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, khó tiêu… Tuyệt đối tránh rượu bia, thuốc lá, chất kích thích. Những thứ này không chỉ làm nặng thêm tình trạng đau dạ dày, nó còn làm giảm công hiệu của trà dây.Video về tác dụng của chè dây với bệnh dạ dày
6. Khi nào nên đi khám bác sĩ
Một điều xin các bạn lưu ý, trà dây không phải là thuốc đặc trị đau dạ dày. Vì thế, bạn chỉ nên sử dụng chúng dưới dạng phương pháp hỗ trợ, không dùng thay thế cho các thuốc chữa đau dạ dày. Trong quá trình điều trị tại nhà, nếu xảy ra các triệu chứng sau đây, bạn nên đến gặp ngay bác sĩ để được chữa trị kịp thời:
Đau dạ dày ngày càng nặng, tần suất thường xuyên hơn và kéo dài;Có nôn mửa hoặc nôn ra máu;Tiêu chảy kéo dài;Sốt cao;Phân có máu hoặc nhìn giống hắc ín;Giảm cân đột ngột;Vàng da.7. Bình Vị Thái Minh hỗ trợ chữa đau dạ dày hiệu quả
Bên cạnh phương pháp uống trà dây chữa đau dạ dày, Bình Vị Thái Minh cũng là một sự lựa chọn an toàn và thông minh cho các bệnh nhân đau dạ dày. Hãy cùng tìm hiểu xem Bình Vị Thái Minh có gì đặc biệt nhé!
Bình Vị Thái Minh cũng là một sự lựa chọn an toàn và thông minh.Được sản xuất bởi nhà máy đạt GMP – Thái Minh, sản phẩm Bình Vị Thái Minh là sự kết hợp của các loại dược liệu như: GIGANOSIN, Mucosave FG HIA, Cao Núc Nác, Cao Thương truật, Kẽm gluconat… Đây là những thành phần mang lại lợi ích cho dạ dày, từ đó hỗ trợ chữa đau dạ dày, hỗ trợ nhanh lành vết loét, kích thích tiêu hóa, giảm các tình trạng ợ nóng, trào ngược dạ dày… Đặc biệt hơn, các thử nghiệm lâm sàng và thực tế sử dụng cho thấy, các triệu chứng đau dạ dày giảm tương đối sau từ 2 – 4 tuần sử dụng.
Tóm lại, trà dây có thể xem là “thần dược”, giúp hỗ trợ chữa đau dạ dày đơn giản tại nhà. Tùy theo cơ địa từng cá nhân mà hiệu quả nhanh chậm sẽ khác nhau. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để có được những lựa chọn thích hợp nhất bạn nhé. Chúc bạn sớm có được một sức khỏe thật tốt!