Ắt hẳn sẽ có rất nhiều bạn như mình, dành cả tuổi thơ để “săn lùng” cỏ may mắn về kẹp vào những trang sách với hy vọng gặp nhiều may mắn và an vui hơn trong cuộc sống. Dù bây giờ không còn “đam mê bất diệt” với những điều ngây ngô như này nữa nhưng nhìn loài cỏ này bao giờ mình cũng thấy yêu, bởi ngắm chúng làm mình cảm thấy dung dị và an yên vô cùng

Truyền thuyết về loài cỏ may mắn
Cỏ may mắn thì xuất hiện ở rất nhiều nơi trên thế giới, nhưng mà được biết đến nhiều nhất ở Nhật Bản, tại xứ sở mặt trời mọc này, cỏ may mắn được xem như là “Món quà của thượng đế”.
Ở Nhật Bản, người ta tin rằng mỗi đứa trẻ sinh ra đều là một điều đặc biệt, sẽ được thượng đế ban tặng cho những món quà. Tổ hợp của món quà này bao gồm niềm tin, tình yêu và hy vọng. Và loài cây đại diện cho món quà của thượng đế chính là cỏ may mắn. Tương truyền kể lại rằng, để có được món quà từ thượng đế thì các đứa trẻ phải tự mình đi tìm kiếm trong tận rừng sâu. Khi trẻ con tìm ra được cỏ ba lá, thượng đế sẽ ban tặng món quà cuối cùng là sự may mắn, và đại diện cho phần quà đặc biệt này cũng là chiếc lá cuối cùng. Chính vì vậy nên cỏ may mắn mới có loại ba lá và bốn lá, trong đó cỏ bốn lá được xem là sự may mắn đặc biệt dành cho người sở hữu.
Cũng bởi vậy nên lúc nhỏ mình phải “lùng sục” trong các đám cỏ ba lá xanh tươi tìm cho bằng được cỏ bốn lá mới thôi. May mắn là từ nhỏ đến giờ mình cũng đã từng nhìn thấy cỏ bốn lá rồi.
Bạn đang xem: Cây me đất và cỏ 3 lá

Phân bố của loài cỏ may mắn
Cỏ may mắn thì mình thấy xuất hiện rất phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta cũng vậy, ta có thể tìm được cỏ ba lá ở nhiều khu vực khắp các tỉnh thành trải dài từ Bắc đến Nam, nhưng chúng đặc biệt xuất hiện nhiều ở những nơi có tiết trời lạnh như vùng núi cao Tây Bắc, Lâm Đồng,…
Đặc điểm thực vật của loài cỏ may mắn
Cỏ may mắn là loài cây thân thảo nhỏ xinh, có thể sống lâu năm. Cây có hình dạng lá vô cùng dễ biết với 3 lá chét mọc đều nhau như cánh quạt, mỗi lá có hình trái tim vẹn nguyên. Dù hiếm nhưng đôi lúc chúng ta vẫn sẽ thấy cỏ may mắn có bốn lá, lá thứ tư này xuất hiện khi cây cỏ ba lá mang đột biến gen lặn. Lá mang màu xanh non dịu dàng, bắt mắt, trên lá có lớp lông tơ nhỏ mịn mà phải quan sát kỹ ta mới có thể thấy được. Cỏ ba lá cũng có thân và cuống lá, cuống lá nhỏ như sợi cước, cũng mang màu xanh nhưng đậm hơn lá chút ít. Chúng thường mọc thành từng cụm san sát nhau tạo nên thảm màu xanh đẹp mắt, đôi lúc cũng mọc riêng lẻ.
Mình nghĩ là sẽ có khá nhiều bạn từng nhận nhầm cây me chua đất hay rau bợ là cỏ ba lá, nên ở bài viết này mình sẽ giới thiệu thêm hai loài này để giúp phân biệt tránh nhầm lẫn về sau nhé.
Cây me chua đất
Khác với cỏ ba lá mọc nhiều ở xứ lạnh, cây me đất thường xuất hiện ở khu vực có nền nhiệt nóng ẩm hơn, phần lá của loài cây này cũng mang màu xanh tựa cỏ may mắn, nhưng đôi lúc cũng có xen lẫn màu tím nhẹ. Me đất có hoa, khi mới mọc thì có các nụ tròn dài tựa như hạt gạo, khi nở ra thì mang màu vàng rơm nhẹ đôi khi pha chút sắc trắng. Loài cây này thường mọc lan thành thảm, lan rất rộng. Me đất cũng có khá nhiều công dụng trong y học khi dùng để giải nhiệt, trị hoa. Ở quê người ta cũng hay dùng loại lá này thay thế chanh, giấm, me,… để nấu canh chua.

Cây rau bợ
Rau bợ thường mọc ở các bờ sông, bờ ruộng, nói chung là những nơi có môi trường ẩm ướt. Khác với cỏ may mắn, rau bợ có thân to hơn, thân cây hơi xốp và có phần cuống lá dày. Có một điểm bạn cần lưu ý là đa số rau bợ sẽ có bốn lá, chứ không phải là biến thể của cỏ may mắn đâu nhé. Giống với me đất thì rau bợ cũng thường được dùng làm thực phẩm.

Lợi ích khi trồng cỏ may mắn
Nhờ vào vẻ đẹp mát mắt, là loài cây đại diện cho sự may mắn nên loài cỏ này rất được ưa thích để trồng vào các chậu nhỏ xinh trưng bàn làm việc, phòng khách hay bất kì đâu tại nhà.
Không chỉ dừng lại ở đó, loài cây này có công dụng vô cùng quan trọng trong y học. Theo nghiên cứu, các chất có trong cỏ ba lá giúp điều chế các sản phẩm giảm huyết áp và bảo vệ hệ thống tim mạch rất tốt. Trong thành phần chất của cây có vitamin C do đó giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể thúc đẩy sản xuất tế bào bạch cầu và tăng hệ thống miễn dịch. Hơn nữa, cỏ ba lá được dùng như một loài cây để ngăn ngừa nhiễm trùng bởi trong cây có isoflavones daidzein, genistein, formononetin và biochanin A giúp vô hiệu hóa các gốc tự do, ngăn nhiễm trùng và tạo kháng thể cho cơ thể người.
Đây là một loài cây thích hợp để làm quà tặng gửi đến người thân, bạn bè như một lời cầu chúc may mắn gửi đến những người thân yêu.

Phương pháp trồng cây cỏ may mắn
Như mình đã đề cập ở trên, cỏ may mắn xuất hiện khá nhiều ở nước ta, do đó nếu bạn muốn trồng thì chỉ cần tìm ngoài tự nhiên và mang về trồng vào chậu mà bạn yêu thích là được. Có một tip là bạn nên trồng vào những chậu mang màu trắng hoặc xanh màu trời nhẹ, như vậy sẽ tôn lên được màu lá xanh mướt rất đẹp mắt.
Bên cạnh đó, cỏ may mắn cũng thường được nhân giống bằng hạt. Bạn chỉ cần mua hạt cỏ may mắn từ các nhà vườn hoặc các trung tâm nhân giống mang về gieo là được. Thời gian hạt nảy mầm và lên cây chỉ khoảng một tuần thôi, cây lớn rất nhanh và ít tốn công chăm sóc nữa nên hoàn toàn yên tâm khi trồng loài cây này nhé.
Video tham khảo cách gieo hạt cỏ may mắn
Một số lưu ý khi trồng và chăm sóc cỏ may mắn
Về đất trồng
Cỏ ba lá không phải là loài thực vật quá kén đất. Tuy nhiên để cây phát triển tốt nhất thì nên chọn môi trường đất tơi xốp, khả năng thoát nước cao. Trước khi trồng bạn nên làm nhỏ đất sao cho mềm mịn, lọc hết sỏi sạn có trong đất, có thể trộn với tro trấu, xơ dừa để tăng độ thông thoáng và chất dinh dưỡng cho cây. Lưu ý trước khi gieo hạt nên tưới ẩm đất để kích thích hạt phát triển nhanh hơn bạn nhé.
Về nước tưới
Cỏ ba lá ưa nước trung bình, bạn có thể tưới nước cho cây mỗi ngày một lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Vì cây cỏ may mắn nhỏ yếu, nên khi tưới bạn nên tưới phun sương nhẹ nhàng để tránh cây nghiêng ngả làm gãy cây nhé. Vào mùa mưa thì bạn tưới khi mặt đất khô hoặc với tần suất khoảng 2 lần/ tuần là được.
Về ánh sáng và độ ẩm
Cỏ ba lá sẽ phát triển tốt nhất ở những nơi có ánh sáng nhẹ, nếu nắng gắt quá sẽ làm cây bị còi cọc, vàng lá dễ dẫn đến chết cây. Cây ưa ẩm, khi có độ ẩm cây sẽ phát triển tốt và cho thảm lá xanh mát.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất và một số lưu ý khi trồng và chăm sóc loài thực vật may mắn này. Hy vọng bạn sẽ có cho riêng mình những chậu cỏ may mắn tươi tốt, như một điều bình an và cầu chúc may mắn dành riêng đến bản thân ^^.
Xem thêm: Ý Nghĩa Hình Xăm Nàng Tiên Cá Trong Nghệ Thuật Tattoo Là Gì?
Cây me đất là một loài cây mọc dại quen thuộc với nhiều người, bên cạnh đó nó còn được biết đến là một vị thuốc thường sử dụng để điều trị một số chứng bệnh rất hiệu quả. Vậy cây me đất có tác dụng gì?
Cây me đất còn được người dân một số nơi gọi với một số tên gọi khác như là chua me đất, toan tương thảo, tam diệp toan, tạc tương thảo, ba chìa,...
Cây me đất có hai loại là me đất hoa vàng với tên khoa học là Oxalis corniculata L và cây me đất hoa đỏ có tên khoa học là Oxalis corymbosa DC đều thuộc họ Oxalidaceae.
Cây me đất là loại cây mọc hoang, có thể tìm thấy cây này ở những nơi đất ẩm mát như trong vườn, hay ở bãi đất hoang hoặc bờ ruộng. Cây me đất phân bố ở khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Me đất là loại cây chịu bóng, ưa ẩm, ưa sáng.
Khi sử dụng thường dùng toàn cây hoặc chỉ dùng lá ở dạng tươi, ít khi dùng phơi khô. Mùa thu hái me đất tốt nhất là vào tháng 6 – 7.
Me đất hoa vàng: Là một loại cây thân thảo, có thể sống lâu năm. Loại này thường mọc bò sát đất với thân mảnh hơi có màu đỏ nhạt và hơi có lông. Lá cây me đất hoa vàng là loại lá chét mỏng hình tim và có cuống dài, mọc so le. Hoa mọc thành tán, mỗi tán gồm có từ 2 – 3 hoa, đôi khi có 4 hoa, hoa màu vàng. Quả nang thuôn dài, khi chín sẽ nứt dọc tạo thành các mảng cong lại, tung hạt đi xa. Hạt có hình trứng, dẹt, có bướu, màu nâu thẫm, mọc thành hàng rất đều.
Me đất hoa đỏ: Cũng là một loại cây thân thảo nhỏ, cao từ 20 – 30cm. Phần dưới đất của cây có nhiều vảy xếp sít sao. Bẹ lá phình lên chứa nhiều tinh bột, làm cho thân cây trông có vẻ như một hành. Lá cây me đất hoa đỏ là loại lá kép có cuống dài, cấu tạo bởi 3 lá chét hình tim ngược, mặt dưới lá có tuyến hơi đen, uống lá mảnh, dài và có lông.
Theo nghiên cứu cho thấy thân cây me đất có chứa các hoạt chất chính như là kali, acid oxalic và oxalat kali. Ngoài ra, trong cây me đất còn có chứa các thành phần khác như là vitamin C, B2, caroten; acid tartric, citric, calci...
Cây me đất là một loại cây mọc hoang thường gặp ở mọi nơi
2. Tác dụng của cây me đất là gì?
Theo Y Học Hiện Đại, cây me đất có các tác dụng sau:
Diệt côn trùng.Thanh nhiệt, lợi tiểu.Lợi tiêu hóa.Dùng ngoài điều trị nhọt độc sưng hoặc nấm da.Theo Y Học Cổ Truyền, cây me đất có tính mát và vị chua, không độc. Me đất có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, lợi tiểu, tiêu phù thũng, sát trùng. Thược được sử dụng trong các trường hợp sau:
Sử dụng làm thuốc thanh nhiệt, sát trùng.Sử dụng lá để đánh đồ đồng sẽ bóng sáng do có chất axit oxalic.Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Cây me đất thường được dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc chế biến thành món ăn. Liều dùng với me đất khô là 5 – 10g và tươi là 30 – 50g.
Một số lưu ý khi sử dụng cây me đất:
Phụ nữ đang mang thai không sử dụng cây me đất.Cây me đất có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh lý
3. Một số bài thuốc từ cây me đất
Bài thuốc điều trị sốt cao, trằn trọc, khát nước: Lấy một nắm chua me đất hoa vàng giã nát, rồi cho thêm nước vào vắt lấy nước cốt uống.Bài thuốc điều trị đại, tiểu tiện không thông: Sử dụng cây me đất hoa vàng tươi, mã đề, mỗi thứ một nắm (khoảng 20g), rửa sạch, cho thêm chút đường, giã nát, vắt lấy một chén nước cốt uống.Bài thuốc điều trị chấn thương, bị ngã sưng đau: Sử dụng một nắm to cây me đất hoa vàng tươi, đem chưng nóng rồi xoa bóp vào chỗ bị thương.
Trên đây là những thông tin quan trọng về cây me đất và cách sử dụng. Bạn có thể tham khảo để lựa chọn được những bài thuốc hợp lý.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
ep.edu.vn để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.